Theo bác sĩ Hải Đăng - Nha khoa Dr. Hải Đăng, răng khôn xuất hiện vào lúc bạn bước vào giai đoạn trưởng thành, từ 18 đến 25 tuổi, một số ít trường hợp mọc khi đã 30 tuổi. Do răng mọc sau, trong trường hợp xương hàm thiếu chỗ, răng thường lệch gây biến chứng.
- Các biến chứng khi răng khôn mọc lệch thưa bác sĩ?
- Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Là biến chứng hay gặp của răng khôn, răng khôn hàm dưới mọc lên không đủ chỗ, làm cho lợi trùm đọng thức ăn và viêm, gây hôi miệng, sưng đau, và áp xe.
Sâu răng: Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, vì mọc lệch nên khó vệ sinh, dễ gây sâu răng. Thậm chí, răng khôn hàm dưới mọc lệch đâm vào răng số 7, gây sâu răng số 7, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
U nang xương hàm: Răng khôn mọc lệch gây viêm nhiễm còn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng, dây thần kinh.
Rối loạn phản xạ và cảm giác: Ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.

Bác sĩ Hải Đăng.
- Khi nào nên nhổ răng khôn, thưa bác sĩ?
- Răng khôn (hay răng số 8) thường mọc kẹt, mọc ngầm, gây ra nhiều vấn đề phiền toái như mắc thức ăn, sâu răng, lợi trùm, viêm, áp xe... Vì vậy, hầu hết 90% răng khôn mọc đều có chỉ định nhổ bỏ sớm.
Thời điểm tốt nhất nhổ răng khôn của mỗi người từ 18-25 tuổi, khi răng khôn mới mọc lên cung hàm, chân răng chưa hoàn thiện, xương hàm còn thuận lợi. Khi tuổi càng cao, trường hợp phải phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng, đặc hơn, quá trình lành thương, hậu phẫu kéo dài...
- Các bước để tiến hành nhổ răng khôn?
- Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn sẽ được khám tổng quát nhằm đánh giá tình trạng chung về sức khỏe, tránh những nguy cơ đáng tiếc. Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phụ nữ mang thai cần phải được tham vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa khác để trước khi tiến hành nhổ rang được thuận lợi và an toàn.
Phương pháp chụp X-quang trước khi nhổ rất cần thiết để được sử dụng, xác định chính xác vị trí chân răng trong cung hàm. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán, sử dụng cách thức phù hợp với từng tình trạng răng như: răng mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang...
Quá trình nhổ răng diễn ra như sau: Sát khuẩn bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng trước khi tiến hành; bác sĩ gây tê một phần hoặc toàn bộ nhằm loại bỏ cảm giác đau trong quá trình nhổ răng; tùy độ khó từng răng, bác sĩ có thể cẩn rạch lợi để bộc lộ vị trí răng; sau khi tách nướu bộc lộ xương, chuyên gia sẽ mài một ít xương mặt ngoài quanh cổ răng khôn, chia cắt từng phần răng để lấy ra.
Cuối cùng là công đoạn khâu đường rạch nướu. Thông thường, quy trình nhổ răng khôn diễn ra khoảng 5- 20 phút, có thể nhanh hoặc lâu hơn tuỳ vào tay nghề của bác sĩ và độ phức tạp của răng khôn.

NSND Trung Hiếu đến khám tại Nha khoa Dr. Hải Đăng.
- Những trường hợp nào không thể nhổ răng số khôn?
- Những bệnh nhân có bệnh viêm cấp tính, không nhổ răng 8 ngay mà chờ hết giai đoạn cấp tính mới nhổ, vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng.
Trường hợp có bệnh rối loạn về máu, tim mạch, đái đường, dị ứng thì cần có ý kiến của bác sĩ điều trị, khi bệnh đã ổn định hoặc nhổ có chuẩn bị. Ngoài ra, phụ nữ có thai không nên nhổ răng, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, nếu cần nhổ phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị ung thư bạch cầu dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu), người đã điều trị tia X vùng hàm mặt dễ bị hoại tử xương hàm.
- Vậy, khi nào nên để lại răng khôn?
- Răng khôn mọc đúng trên cung hàm không cần nhổ bỏ phải đạt được các tiêu chuẩn:
+ Răng mọc thẳng, đủ chỗ trên cung hàm
+ Răng mọc đủ và có răng đối diện (răng khôn phải mọc đủ cặp hàm trên và hàm dưới)
+ Răng khôn không gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và các răng khác.
- Hiện, có phương pháp nào giúp nhổ răng không đau?
- Hiện nay, có công nghệ nhổ răng bằng máy piezotome, dùng chia cắt chân răng và đưa răng ra khỏi huyệt ổ răng nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian, ít gây tổn thương mô cứng và mô mềm, nên giảm sưng đau sau nhổ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giảm chứ không phải hoàn toàn là không đau, sưng hay tê bì.
- Có cách nào giúp răng khôn không mọc lệch, thưa bác sĩ?
- Răng khôn là răng hàm cuối cùng mọc trên cung hàm, vì vậy, nó thường thiếu chỗ và mọc lệch, mọc kẹt. Thực tế, không có cách nào giúp răng mọc không lệch, vì vậy, bạn nên trang bị kiến thức để chuẩn bị nhổ răng sớm, tránh để biến chứng.
- Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc cần lưu ý gì?
- Sau quá trình nhổ răng, việc tuân thủ chăm sóc sức khỏe răng miệng là cần thiết. Bạn không nên mút chíp, khạc nhổ vùng huyệt ổ răng, cắn chặt gạc sẽ giúp huyệt ổ răng cầm máu. Sau nhổ răng, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, hạn chế giao tiếp ảnh hướng đến các cơ vùng mặt, làm vết thương lâu lành.
Tùy cơ địa, bệnh nhân có thể sưng trong vòng 24-72h, có thể chườm đá lúc đầu để giảm sưng. Sau nhổ răng, bạn sẽ thấy hiện tượng nhức ở huyệt ổ răng do hết thuốc tê, thường bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc giảm đau, bạn tuân thủ lịch, uống thuốc theo đơn.
Ngọc Thi
Khi đến nhổ răng tại Nha khoa Dr. Hải Đăng, khách hàng có dịp trải nghiệm dịch vụ nhổ răng với 10 đặc điểm: Nhổ răng bằng công nghệ piezotome hiện đại, hạn chế tối đa xâm lấn; quy trình tiệt trùng khép kín, đảm bảo môi trường vô trùng; nhổ răng không đau, thời gian nhổ nhanh; hạn chế biến chứng, chóng lành thương; không ảnh hưởng dây thần kinh; đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn lâu năm và nhiều kinh nghiệm; nhân viên chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp; khám, chụp phim và tư vấn cẩn thận; địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn; giá cả hợp lý. Nhân dịp sinh nhật tháng 6 Dr. Hải Đăng có chương trình ưu đãi 30 - 70% tất cả các dịch vụ. Ngoài ra ưu đãi đăc biệt dịch vụ lấy cao rang miễn phí dành cho 100 khách hàng đăng ký sớm nhất qua hotline: 078. 415. 3333 Nha khoa Dr. Hải Đăng Địa chỉ: 209 - Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội. Website: nhakhoahaidang.com Fanpage: Nha Khoa Thẩm Mỹ Dr. Hải Đăng Youtube: Nha Khoa Dr. Hải Đăng |