Ngày 31/12/2024, Thủ tướng công nhận 33 bảo vật quốc gia năm 2024, nâng tổng số bảo vật của Việt Nam lên 270. Trong số bảo vật được công nhận đợt này, có nhiều hiện vật hàng nghìn năm tuổi.
Trống đồng Vũ Bản, thuộc văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam. Trống được ông Nguyễn Văn Hưng và Trần Đình Đô phát hiện năm 2015 khi cải tạo ruộng thành ao thả cá.
Ngày 31/12/2024, Thủ tướng công nhận 33 bảo vật quốc gia năm 2024, nâng tổng số bảo vật của Việt Nam lên 270. Trong số bảo vật được công nhận đợt này, có nhiều hiện vật hàng nghìn năm tuổi.
Trống đồng Vũ Bản, thuộc văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam. Trống được ông Nguyễn Văn Hưng và Trần Đình Đô phát hiện năm 2015 khi cải tạo ruộng thành ao thả cá.
Mặt trước trống đồng Vũ Bản trang trí ngôi sao 16 cánh ở chính giữa cùng 19 vành hoa văn.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, khi máy xúc đào đến độ sâu một mét thì phát hiện trống, lúc được đào lên chỉ còn phần mặt và tang. Sau đó, ông báo chính quyền và đưa về Bảo tàng Hà Nam lưu giữ, bảo quản.
Mặt trước trống đồng Vũ Bản trang trí ngôi sao 16 cánh ở chính giữa cùng 19 vành hoa văn.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, khi máy xúc đào đến độ sâu một mét thì phát hiện trống, lúc được đào lên chỉ còn phần mặt và tang. Sau đó, ông báo chính quyền và đưa về Bảo tàng Hà Nam lưu giữ, bảo quản.
Trống đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, nằm trong bộ sưu tập tư nhân của ông Lương Hoàng Long, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Trống đồng dáng thấp, mặt tròn, rìa mặt chưa chờm ra tang ngoài, lưng trống hình gần chóp cụt, chân loe và thấp. Trống có hai đôi quai kép đối xứng qua thân, trang trí hình bông lúa.
Trống đồng Đông Sơn là hiện vật gốc, được gia đình truyền lại cho ông Lương Hoàng Long. Trống gần như trong tình trạng hoàn hảo.
Niên đại của trống đã được các chuyên gia về văn hóa Đông Sơn thẩm định, phân tích thành phần hợp kim, đối chiếu và so sánh với tài liệu chính thống đã công bố.
Trống đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, nằm trong bộ sưu tập tư nhân của ông Lương Hoàng Long, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Trống đồng dáng thấp, mặt tròn, rìa mặt chưa chờm ra tang ngoài, lưng trống hình gần chóp cụt, chân loe và thấp. Trống có hai đôi quai kép đối xứng qua thân, trang trí hình bông lúa.
Trống đồng Đông Sơn là hiện vật gốc, được gia đình truyền lại cho ông Lương Hoàng Long. Trống gần như trong tình trạng hoàn hảo.
Niên đại của trống đã được các chuyên gia về văn hóa Đông Sơn thẩm định, phân tích thành phần hợp kim, đối chiếu và so sánh với tài liệu chính thống đã công bố.
Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn thuộc bộ sưu tập Kính Hoa. Trống còn nguyên dáng, nứt một quai và vài chỗ bị bong tróc, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại bộ sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, Hà Nội.
Theo Cục Di sản văn hóa, trống đồng Đông Sơn (sưu tập Kính Hoa) đã được nhiều chuyên gia về trống và văn hóa Đông Sơn nghiên cứu, giám định. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đây là trống Đông Sơn tiêu biểu.
Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn thuộc bộ sưu tập Kính Hoa. Trống còn nguyên dáng, nứt một quai và vài chỗ bị bong tróc, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại bộ sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, Hà Nội.
Theo Cục Di sản văn hóa, trống đồng Đông Sơn (sưu tập Kính Hoa) đã được nhiều chuyên gia về trống và văn hóa Đông Sơn nghiên cứu, giám định. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đây là trống Đông Sơn tiêu biểu.
Thạp đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại bộ sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Theo Cục Di sản văn hóa, thạp còn tương đối nguyên vẹn. Đến nay, chưa có thạp đồng nào tương tự về hình dáng, kích thước, tạo tác hoa văn và hình khối điêu khắc như thạp.
Thạp đồng Đông Sơn, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công Nguyên, hiện lưu giữ tại bộ sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Theo Cục Di sản văn hóa, thạp còn tương đối nguyên vẹn. Đến nay, chưa có thạp đồng nào tương tự về hình dáng, kích thước, tạo tác hoa văn và hình khối điêu khắc như thạp.
Giữa mặt nắp thạp là ngôi sao (biểu tượng của mặt trời) có 14 cánh nhọn, đúc nổi. Giữa các cánh sao là hoa văn hình lông công. Xung quanh hoa văn ngôi sao có vành hoa văn chấm dài, tam giác, vòng tròn đồng tâm...
Nắp thạp có tượng bốn chó săn thân thon, hai tai vểnh lên, đuôi nhọn.
Giữa mặt nắp thạp là ngôi sao (biểu tượng của mặt trời) có 14 cánh nhọn, đúc nổi. Giữa các cánh sao là hoa văn hình lông công. Xung quanh hoa văn ngôi sao có vành hoa văn chấm dài, tam giác, vòng tròn đồng tâm...
Nắp thạp có tượng bốn chó săn thân thon, hai tai vểnh lên, đuôi nhọn.
Đàn đá Đăk Sơn, cách đây 3.500-3.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đăk Nông. Bộ đàn đá gồm 16 thanh, trong đó 11 thanh nguyên vẹn, 5 thanh gần nguyên vẹn.
Đàn được phát hiện ở Đăk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, khi người dân đào hố trồng tiêu đến độ sâu 50-90 cm thì phát hiện. Sau đó, bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ giám định, đo tần số âm thanh và hoàn tất hồ sơ công nhận bảo vật.
Đàn đá Đăk Sơn, cách đây 3.500-3.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đăk Nông. Bộ đàn đá gồm 16 thanh, trong đó 11 thanh nguyên vẹn, 5 thanh gần nguyên vẹn.
Đàn được phát hiện ở Đăk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, khi người dân đào hố trồng tiêu đến độ sâu 50-90 cm thì phát hiện. Sau đó, bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ giám định, đo tần số âm thanh và hoàn tất hồ sơ công nhận bảo vật.
Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại thế kỷ 1-2, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.
Tê tê là loài động vật có vú thuộc lớp thú (Mammalia), bộ tê tê (Pholidota). Hiện nay bộ tê tê chỉ còn một họ sinh tồn là Manidae, trong đó tê tê của Việt Nam được xác định thuộc loài Manis Pentadactyla và loài Manis Javanicus. Hai loài này đều được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tượng đồng tê tê Long Giao được đúc bởi khuôn sáp nhiều mang, thuộc dòng tượng tròn, trong tư thế đứng, cân đối, chất liệu đồng thau. Phần đầu dài, nhỏ, cấu tạo mõm dài, hơi há ra, mắt lồi nhỏ, hai tai có vành nổi thêm hình tròn như vòng khuyên. Từ cổ đến đuôi tượng tê tê có vảy xếp chồng lên nhau theo từng hàng khá đều (phần bụng không có vảy), thân phình to và thuôn nhỏ về đuôi, ở vị trí cuối bụng giáp với đuôi có một lỗ sâu, ăn thông vào khoang bụng.
Tượng đồng tê tê Long Giao có bốn chân, hai chân trước lớn và cao hơn chân sau, song không thể hiện 5 ngón và móng vuốt nhọn như vật thật.
Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại thế kỷ 1-2, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.
Tê tê là loài động vật có vú thuộc lớp thú (Mammalia), bộ tê tê (Pholidota). Hiện nay bộ tê tê chỉ còn một họ sinh tồn là Manidae, trong đó tê tê của Việt Nam được xác định thuộc loài Manis Pentadactyla và loài Manis Javanicus. Hai loài này đều được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tượng đồng tê tê Long Giao được đúc bởi khuôn sáp nhiều mang, thuộc dòng tượng tròn, trong tư thế đứng, cân đối, chất liệu đồng thau. Phần đầu dài, nhỏ, cấu tạo mõm dài, hơi há ra, mắt lồi nhỏ, hai tai có vành nổi thêm hình tròn như vòng khuyên. Từ cổ đến đuôi tượng tê tê có vảy xếp chồng lên nhau theo từng hàng khá đều (phần bụng không có vảy), thân phình to và thuôn nhỏ về đuôi, ở vị trí cuối bụng giáp với đuôi có một lỗ sâu, ăn thông vào khoang bụng.
Tượng đồng tê tê Long Giao có bốn chân, hai chân trước lớn và cao hơn chân sau, song không thể hiện 5 ngón và móng vuốt nhọn như vật thật.
Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ 1-3, hiện lưu giữ tại Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
Hiện vật là tượng tròn được chế tác hoàn thiện, thể hiện phần đầu của đức Phật cùng với vòm rắn Naga năm đầu tỏa ra từ phía sau tạo thành tán che trên đầu Đức Phật.
Hiện vật được phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ học di tích Linh Sơn Bắc (khu di tích Óc Eo - Ba Thê).
Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ 1-3, hiện lưu giữ tại Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
Hiện vật là tượng tròn được chế tác hoàn thiện, thể hiện phần đầu của đức Phật cùng với vòm rắn Naga năm đầu tỏa ra từ phía sau tạo thành tán che trên đầu Đức Phật.
Hiện vật được phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ học di tích Linh Sơn Bắc (khu di tích Óc Eo - Ba Thê).
Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại thế kỷ 4-5, hiện lưu giữ tại Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
Mộ vò Gò Cây Trâm tìm được trong cuộc khai quật vào năm 2018, do những nhà khảo cổ học Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện, tại di tích Gò Cây Trâm trong khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.
Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại thế kỷ 4-5, hiện lưu giữ tại Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
Mộ vò Gò Cây Trâm tìm được trong cuộc khai quật vào năm 2018, do những nhà khảo cổ học Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện, tại di tích Gò Cây Trâm trong khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.
Di cốt người và đồ tùy táng (hạt chuỗi) trong mộ vò Gò Cây Trăm tại An Giang.
Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại thế kỷ 8-9, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Hiện vật là tượng tròn thể hiện Avalokitesvara trong tư thế đứng thẳng có bốn tay. Hiện vật đã bị gãy mất từ dưới cổ chân, một phần lớn cánh tay bên phải.
Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại thế kỷ 8-9, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Hiện vật là tượng tròn thể hiện Avalokitesvara trong tư thế đứng thẳng có bốn tay. Hiện vật đã bị gãy mất từ dưới cổ chân, một phần lớn cánh tay bên phải.
Viết Tuân
Ảnh: Cục Di sản văn hóa