Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều chương trình đào tạo vướng không ít khó khăn khi học sinh không ứng dụng được vào thực tế cuộc sống.
Theo một nghiên cứu vào năm 2010 của bà PeggyKlaus (chuyên gia đào tạo người Mỹ), thành công của những người thành đạt 75% nhờ kỹ năng mềm, chỉ có 25% là từ những kiến thức chuyên môn. Do đó, để phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện, kỹ năng mềm cần được đào tạo từ sớm.
Các khóa đào tạo kỹ năng mềm xuất hiện ngày càng nhiều nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả do chưa trang bị cho học sinh một cách thường xuyên và có hệ thống những kỹ năng cơ bản khi phải đối mặt với những tình huống phức tạp trong thực tế.
Một số giáo viên chỉ chọn lọc những thông tin trong và ngoài nước trên Internet để chia sẻ với học viên những kiến thức thuần lý thuyết. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh:
Chỉ dạy lý thuyết
Đa số các chương trình kỹ năng mềm giảng dạy thiên về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến thực hành. Trong khi trẻ em thường thích học chương trình có phối hợp với hoạt động vui chơi, thực hành, vận động. Do vậy, phần thực hành nên được thiết kế theo năng lực từng độ tuổi và tâm lý của học sinh.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm là một trong những môn học giúp trẻ nhận ra và phát triển tính sáng tạo, chủ động trong quá trình học. Do đó, lớp học kỹ năng mềm nên áp dụng theo mô hình cá thể hóa, sĩ số lớp học ít để phát huy thế mạnh của mỗi học sinh trong quá trình học, giúp quá trình tiếp thu và ứng dụng kiến thức dễ dàng hơn.
Lứa tuổi các em thích khám phá và ham học hỏi để được mở rộng tầm hiểu biết. Nếu giáo viên có thể sẻ chia và thấu hiểu được đặc điểm tâm lý này thì sẽ khuyến khích sự hứng khởi của từng học sinh.
Theo bà Bùi Nguyễn Mai Thanh - Giám đốc đào tạo Chương trình IVYPREP HCM, để làm được điều này giáo viên phải xem học sinh là trung tâm của lớp học và theo dõi, định hướng từng em trong suốt quá trình giảng dạy. Chương trình kỹ năng mềm đào tạo trong một lớp học đông học sinh, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thực hành giúp học sinh ứng dụng các kiến thức đã học và khả năng tiếp thu của từng học sinh trong quá trình học.
Đào tạo trong thời gian ngắn
Thế hệ học sinh hiện nay rất năng động và thích nghi tốt, tuy nhiên, một trong những yếu tố dẫn đến thất bại trong đào tạo kỹ năng mềm ở trẻ khi nhiều trường học xem đây là một môn học ngắn hạn. Trong thực tế, kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, do đó cần luyện tập hàng ngày qua những bài học từ thực tế cuộc sống, giúp quá trình tiếp thu của học sinh dễ dàng và sáng tạo hơn.
Từ quan điểm “tài năng xuất phát từ sự khổ luyện”, nhà khoa học Malcolm Gladwell cho rằng để trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực nào đó, trung bình mỗi người mất 10.000 giờ luyện tập. Quy tắc này đề cao vai trò quan trọng của việc rèn luyện, thực hành thường xuyên các kỹ năng sau mỗi chương trình học trong một thời gian dài.
Thiếu sáng tạo, không giải đáp thắc mắc của trẻ
Không chú trọng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc đào tạo kỹ năng mềm. Để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Bởi vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc truyền tải kiến thức và tạo niềm hứng khởi cho học sinh trong việc tiếp thu, lĩnh hội những điều cần học. Và sự hỗ trợ của phụ huynh - những người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng ảnh hướng đến quá trình ứng dụng kỹ năng mềm của con.
“Để phá vỡ lối tư duy thụ động đã hình thành từ nhỏ của học sinh, giáo viên cần cố gắng và kiên trì trong một thời gian đủ lâu, đồng thời cần phải có sự đồng thuận và phối hợp từ gia đình trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho các em”, cô Như Ngọc - giáo viên dạy kỹ năng mềm tại IVYPREP chia sẻ.
Ngoài ra, nếu giáo viên và phụ huynh thiếu tư duy sáng tạo, chỉ áp đặt, buộc học sinh làm theo ý kiến của mình, không lắng nghe và chấp nhận những ý kiến trái chiều từ các em sẽ làm giảm khả năng hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phản biện.
Việc trẻ ứng dụng kỹ năng mềm để giải quyết những chuyện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày sẽ vướng phải không ít khó khăn. Do đó, trẻ sẽ thường xuyên có những thắc mắc cần giải đáp. Giáo viên và phụ huynh nên dành nhiều thời gian để chia sẻ và trả lời những câu hỏi của trẻ, giúp các em nhận thức tốt hơn các kiến thức đã học và những ảnh hưởng của xã hội bên ngoài môi trường gia đình và nhà trường.
Ngọc Anh
IVYPREP là chương trình đào tạo học sinh tìm kiếm học bổng du học Mỹ dành cho học sinh 8-17 tuổi. Theo đó, học sinh được trang bị toàn diện tiếng Anh học thuật, hoạt động ngoại khóa và kỹ năng mềm. Nhiều học sinh IvyPrep đã giành những học bổng lớn và học bổng toàn phần tại những trường trung học và đại học lớn như Harvard, Cornell, Vassar College... Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Tham gia học tại IVYPREP, học sinh được rèn luyện kỹ năng mềm xuyên suốt lộ trình học tập của học viên trong bất kỳ khóa học nào; ứng dụng vào cuộc sống với nhiều nội dung thực hành phong phú, thiết kế một số trò chơi thú vị đan xen vào từng buổi học, giúp học sinh được thư giãn và hào hứng học tập. Phần thực hành này được thiết kế theo năng lực từng độ tuổi của học sinh, học sinh lớp nhỏ chủ yếu thực hành qua những trò chơi, hoạt động trong lớp. Học sinh lớp lớn (Bridge, Lead) được tham gia làm dự án, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây