Ấu tàu (Aconitum). Ảnh: Wikipedia
Năm 2014, một thợ làm vườn ở Anh chết vì suy đa tạng đầy bí hiểm. Những bằng chứng thu thập được trong quá trình điều tra cho thấy người này chết bởi một loài cây có hoa khá phổ biến thuộc họ Mao lương tên là ấu tàu (Aconitum), có hoa giống như mũ trùm đầu của thầy tu. Nó còn được đặt cho những cái tên dữ dằn khác như "bả sói", "mũ quỷ" hay "nữ hoàng độc dược".
Cả rễ và lá cây ấu tàu đều chứa độc tố thần kinh có thể hấp thụ qua da. Triệu chứng ngộ độc ban đầu là cảm giác ngứa ran và tê dại tại điểm tiếp xúc, hoặc nôn mửa dữ dội và tiêu chảy nếu ăn phải. Không chỉ gây rối loạn tiêu hóa trầm trọng, chất độc cũng làm chậm nhịp tim dẫn đến tử vong.
Năm 2010, một người đàn ông tên là Lakhvir Singh đã bị kết tội giết người vì bỏ ấu tàu Ấn Độ vào món cà ri của người tình.
Ấu tàu (Aconitum). Ảnh: Wikipedia
Năm 2014, một thợ làm vườn ở Anh chết vì suy đa tạng đầy bí hiểm. Những bằng chứng thu thập được trong quá trình điều tra cho thấy người này chết bởi một loài cây có hoa khá phổ biến thuộc họ Mao lương tên là ấu tàu (Aconitum), có hoa giống như mũ trùm đầu của thầy tu. Nó còn được đặt cho những cái tên dữ dằn khác như "bả sói", "mũ quỷ" hay "nữ hoàng độc dược".
Cả rễ và lá cây ấu tàu đều chứa độc tố thần kinh có thể hấp thụ qua da. Triệu chứng ngộ độc ban đầu là cảm giác ngứa ran và tê dại tại điểm tiếp xúc, hoặc nôn mửa dữ dội và tiêu chảy nếu ăn phải. Không chỉ gây rối loạn tiêu hóa trầm trọng, chất độc cũng làm chậm nhịp tim dẫn đến tử vong.
Năm 2010, một người đàn ông tên là Lakhvir Singh đã bị kết tội giết người vì bỏ ấu tàu Ấn Độ vào món cà ri của người tình.
Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum). Ảnh: Nigel Cattlin/Alamy
Ngò tây khổng lồ gây độc cho các loài động vật theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da và phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.
Về mặt lý thuyết, các cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật cũng gây hại. Một số loài cây "thân thiện" như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.
Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum). Ảnh: Nigel Cattlin/Alamy
Ngò tây khổng lồ gây độc cho các loài động vật theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da và phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.
Về mặt lý thuyết, các cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật cũng gây hại. Một số loài cây "thân thiện" như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.
Quả Manchineel (Hippomane mancinella). Ảnh: Stefano Paterna/Alamy
Một trong những loài cây không thể động vào, và hiện chiếm danh hiệu loài cây độc nhất thế giới là Manchineel (Hippomane mancinella). Chúng mọc ở miền bắc Nam Mỹ và khắp vùng Caribbe. Ở một số nơi có cây này sinh sống, người ta phải sơn chữ thập đỏ để cảnh báo.
Quả Manchineel (Hippomane mancinella). Ảnh: Stefano Paterna/Alamy
Một trong những loài cây không thể động vào, và hiện chiếm danh hiệu loài cây độc nhất thế giới là Manchineel (Hippomane mancinella). Chúng mọc ở miền bắc Nam Mỹ và khắp vùng Caribbe. Ở một số nơi có cây này sinh sống, người ta phải sơn chữ thập đỏ để cảnh báo.
Biển cảnh báo không được ăn quả và đứng trú mưa dưới cây Manchineel. Ảnh: Chris/Alamy
Cây này tiết ra thứ nhựa màu trắng đục như sữa chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh, chỉ cần chạm nhẹ cũng gây bỏng da. Trú mưa dưới tán cây cũng có thể gây nguy hiểm bởi nhựa cây dù đã pha loãng cũng có thể gây mẩn ngứa kinh khủng.
Đốt cây cũng là một hạ sách bởi khói bốc ra từ cây có thể tạm thời gây mù và các chứng khó thở nghiêm trọng.
Biển cảnh báo không được ăn quả và đứng trú mưa dưới cây Manchineel. Ảnh: Chris/Alamy
Cây này tiết ra thứ nhựa màu trắng đục như sữa chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh, chỉ cần chạm nhẹ cũng gây bỏng da. Trú mưa dưới tán cây cũng có thể gây nguy hiểm bởi nhựa cây dù đã pha loãng cũng có thể gây mẩn ngứa kinh khủng.
Đốt cây cũng là một hạ sách bởi khói bốc ra từ cây có thể tạm thời gây mù và các chứng khó thở nghiêm trọng.
Hoa và lá cây thầu dầu (Ricinus communis). Ảnh: Stocksnapper/Alamy
Một trong những loài cây không nên nếm thử là cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus communis). Đây là loài cây bụi được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi lá cây có nhiều màu từ xanh đến tím, hình thù giống lá cọ và hạt có đầu nhọn trông rất khác biệt.
Hoa và lá cây thầu dầu (Ricinus communis). Ảnh: Stocksnapper/Alamy
Một trong những loài cây không nên nếm thử là cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus communis). Đây là loài cây bụi được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi lá cây có nhiều màu từ xanh đến tím, hình thù giống lá cọ và hạt có đầu nhọn trông rất khác biệt.
Hạt thầu dầu. Ảnh: INSADCO/Alamy
Dầu thầu dầu, thường được dùng để rửa ruột khẩn cấp, được chiết xuất từ loại hạt này. Tuy nhiên, trong hạt có chứa chất ricin cực độc.
Sau khi chiết xuất phần dầu có dược tính nhuận tràng, phần bã còn lại của hạt thầu dầu chứa một hỗn hợp chất độc cực mạnh. Chất ricin gây chết người bởi nó can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào cần thiết để duy trì sự sống. Chu trình sản sinh các protein cần thiết bị cản trở khiến tế bào bị chết đi. Nạn nhân có thể nôn mửa, tiêu chảy và co giật một tuần trước khi chết vì suy tạng.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể trồng thầu dầu trong vườn mà không lo bị ngộ độc. Vỏ ngoài của hạt thầu dầu khá cứng. Nếu chẳng may nuốt nguyên cả hạt, nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa mà không gây nguy hiểm gì. Người lớn phải nhai và nuốt 5 hạt thầu dầu mới đủ liều gây tử vong, nhưng với trẻ em thì một hạt là đủ. Chất ricin nguy hiểm nhất khi ở dạng tinh chất và bị tiêm vào người.
Hạt thầu dầu. Ảnh: INSADCO/Alamy
Dầu thầu dầu, thường được dùng để rửa ruột khẩn cấp, được chiết xuất từ loại hạt này. Tuy nhiên, trong hạt có chứa chất ricin cực độc.
Sau khi chiết xuất phần dầu có dược tính nhuận tràng, phần bã còn lại của hạt thầu dầu chứa một hỗn hợp chất độc cực mạnh. Chất ricin gây chết người bởi nó can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào cần thiết để duy trì sự sống. Chu trình sản sinh các protein cần thiết bị cản trở khiến tế bào bị chết đi. Nạn nhân có thể nôn mửa, tiêu chảy và co giật một tuần trước khi chết vì suy tạng.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể trồng thầu dầu trong vườn mà không lo bị ngộ độc. Vỏ ngoài của hạt thầu dầu khá cứng. Nếu chẳng may nuốt nguyên cả hạt, nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa mà không gây nguy hiểm gì. Người lớn phải nhai và nuốt 5 hạt thầu dầu mới đủ liều gây tử vong, nhưng với trẻ em thì một hạt là đủ. Chất ricin nguy hiểm nhất khi ở dạng tinh chất và bị tiêm vào người.
Cây cam thảo dây. Ảnh:Wikipedia
Cam thảo dây là loại cây họ đậu có danh pháp khoa học là Abrus precatorius, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Hạt của chúng trông rất đẹp và thường có màu đỏ với một đốm đen. Người ta dùng hạt làm vòng tay, vòng cổ hoặc đồ trang trí. Chúng thậm chí còn xuất hiện tại cửa hàng lưu niệm của vườn bách thảo trong tòa nhà Eden Project ở Anh.
Abrin cũng có độc tính giống ricin nhưng còn mạnh hơn khi ở dạng nguyên chất. Tuy nhiên, hạt đậu này có vỏ cứng nên ngăn được độc tố thâm nhập vào cơ thể. Có trường hợp nạn nhân ăn phải hạt đậu xay thành bột nhưng được chữa trị kịp thời nên thoát chết.
Cây cam thảo dây. Ảnh:Wikipedia
Cam thảo dây là loại cây họ đậu có danh pháp khoa học là Abrus precatorius, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Hạt của chúng trông rất đẹp và thường có màu đỏ với một đốm đen. Người ta dùng hạt làm vòng tay, vòng cổ hoặc đồ trang trí. Chúng thậm chí còn xuất hiện tại cửa hàng lưu niệm của vườn bách thảo trong tòa nhà Eden Project ở Anh.
Abrin cũng có độc tính giống ricin nhưng còn mạnh hơn khi ở dạng nguyên chất. Tuy nhiên, hạt đậu này có vỏ cứng nên ngăn được độc tố thâm nhập vào cơ thể. Có trường hợp nạn nhân ăn phải hạt đậu xay thành bột nhưng được chữa trị kịp thời nên thoát chết.
Ngọc Anh (theo BBC)