Bất động sản thuộc các quận nội thành mà nổi bật là vùng Tây và Tây Nam Sài Gòn hiện ghi nhận lượng cầu căn hộ lớn. Đây là khu vực có quy mô dân số đông đúc, tiện ích đa dạng phù hợp lối sống người dân trong khu vực lẫn người nhập cư, hạ tầng kết nối thuận tiện đến những khu vực lân cận...
Khan hiếm nguồn cung
Trong bản đồ quy hoạch TP HCM đến năm 2025, toàn thành phố gồm 5 khu đô thị lớn với khu đô thị trung tâm gồm những quận nội thành: Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10 và 11, khu Bắc, khu Tây, khu Đông và Nam.
Trong phân khu trung tâm về phía Tây như quận 6 và 8 là khu vực có dân số đông đúc và lượng dân nhập cư lớn, đi cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông hoàn thiện kết nối đồng bộ đến các khu vực khác. Do vậy, các dự án bất động sản được đầu tư tại khu vực này có mức tăng trưởng giá trị nhanh, hút khách tìm mua và cũng nằm trong "tầm ngắm" của nhiều nhà đầu tư.
Dân số TP HCM tính đến tháng 4/2019 đạt hơn 8,99 triệu dân. Trong đó, quận 8 có 424.000 người, quận 6 có 233.000 người, Bình Tân hơn 784.000 người và Bình Chánh hơn 705.000 người. Mỗi năm dân số tại Sài Gòn tăng cơ học khoảng 200.000 người, gây áp lực trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú.
Trong khi đó, theo báo cáo quý III của DKRA Việt Nam, nguồn cung mới tại đây vẫn khan hiếm khi chỉ chiếm 5,9% tổng nguồn cung toàn thành. Song mức tỷ lệ tiêu thụ lại được ghi nhận cao bậc nhất trong các khu vực với hơn 80%.
Điểm đến của các nhà đầu tư
Nếu trước đây, hạ tầng giao thông là điểm yếu của thị trường bất động sản khu vực này thì 5 năm gần đây, nút thắt này đã được tháo gỡ. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy kết nối với khu trung tâm TP HCM cùng các tỉnh lân cận ngày càng hoàn thiện. Các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Nguyễn Văn Linh được nâng cấp mở rộng và xây mới giúp kết nối thông suốt với khu Nam và khu Đông.
Các tuyến đường nhỏ hơn như Phạm Hùng, Phạm Thế Hiển, Hưng Phú, Hậu Giang, Kinh Dương Vương, An Dương Vương... cũng đã phát huy tác dụng sau khi hoàn thành việc nâng cấp mở rộng, giúp cư dân khu vực này di chuyển về các quận trung tâm lớn của thành phố dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cụ thể, hiện thời gian di chuyển đến quận 1 chỉ mất khoảng 15 phút qua đại lộ Võ Văn Kiệt, đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng chỉ mất khoảng 25 phút. Trong tương lai gần, khi tuyến tàu điện ngầm Metro số 3A Bến Thành - Tân Kiên hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tiết kiệm hơn nữa thời gian di chuyển đến các khu vực khác trong thành phố.
Ngoài ra, trên địa bàn còn đón nhận dự án cầu Bình Tiên với vốn đầu tư 3.507 tỷ đồng. Dự kiến sau khi hoàn thành, cầu Bình Tiên sẽ là điểm nhấn hạ tầng, tăng cường giao thông hướng đi từ trung tâm TP HCM qua quận 8, hoặc giảm tải áp lực lên các trục chính về miền Tây.
Nhờ sự phát triển của hạ tầng mà thị trường bất động sản, quỹ đất giá trị tại các khu vực này tiếp tục sôi động trong những năm tới. Trên thực tế, cuối năm 2020, thị trường nơi đây đã ấm trở lại khi các dự án tái khởi động. Trong đó, D-Aqua - khu căn hộ mặt tiền Bến Bình Đông do DHA Corporation phát triển hứa hẹn thu hút sự quan tâm của người mua để ở lẫn đầu tư.
Dự án nằm ngay mặt tiền Bến Bình Đông - quận 8, cách trung tâm thương mại sầm uất của quận 5 - Chợ Lớn chỉ dưới 10 phút di chuyển, cách chợ Bến Thành 15 phút và dễ dàng kết nối đến khu vực trung tâm của quận 1, quận 5, quận 6 và quận 10. Nhờ thừa hưởng 125 m bờ sông, D-Aqua thiết lập nên một vành đai tiện ích sống phong phú từ ngoại khu, nội khu đến từng căn hộ.
Thời điểm này, nguồn cung ở quận 8 hạn chế khi chỉ có vài dự án quy mô lớn chào bán các giai đoạn tiếp theo. Sự xuất hiện của các dự án mới với tiện ích chuẩn mực hứa hẹn đạt tỷ lệ tiêu thụ cao và tăng trưởng giá trị tốt. So với khu Đông và khu Nam, mặt bằng giá tại đây vẫn khá hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở cũng như các nhà đầu tư đề cao sự an toàn, thận trọng.
Minh Anh