Báo cáo dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh, thành phố, với hơn 50.000 trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Hoạt động này nằm trong chương trình hợp tác toàn diện với Vinamilk, bắt đầu từ năm 2009.
Nghiên cứu cũng cho kết quả tình trạng thiếu vi chất vẫn còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ thiếu máu, vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh thấp), kẽm... ở mức cao. Bên cạnh đó, các nghiên cứu từ năm 2004 đến nay cũng cho thấy đến khoảng 46-58% tỷ lệ trẻ biếng ăn được mẹ đưa đến cơ sở y tế thăm khám.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ hiện nay được các bà mẹ rất quan tâm. "Nguyên nhân căn bản dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ là do hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu theo thời gian. Trong khi đó, các bậc cha mẹ lại muốn bé phải ăn, bú nhiều, thậm chí còn ăn đặc sớm cho cứng cáp", bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, phát biểu trong hội thảo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn diễn ra mới đây.
![]() |
Bà Vũ Thị Tâm Trinh, Giám đốc Nhà máy Dielac, Công ty Vinamilk, trong một cuộc hội thảo bàn về dinh dưỡng trẻ em, đang tư vấn cho các bà mẹ. |
Ngoài ra, các tác động về tâm lý cũng ảnh hưởng đến việc làm tăng hay cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP HCM.
Các chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý khuyên rằng, có nhiều giải pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn. Đó là phải hiểu được đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Đặc biệt, trẻ Việt Nam có thể trạng dinh dưỡng, đặc điểm địa lý, môi trường sống, thói quen ăn uống không giống với trẻ em ở các nước khác. Do đó nên tìm hiểu nhu cầu của trẻ để tìm ra công thức dinh dưỡng phù hợp.
Cao Quang