Thời gian qua, các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã thăm khám, siêu âm tim và phát hiện nhiều vấn đề về cấu trúc tim ở các bệnh nhân trưởng thành. Đa số các trường hợp trên 50, 60 tuổi, chưa từng đi khám tim và không có biểu hiện sức khỏe bất thường.
Ông Phạm Văn Bửu, 60 tuổi, ngụ Hưng Yên, có tiền sử khỏe mạnh, không có triệu chứng cơ năng lâm sàng. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ kết luận bệnh nhân có van 2 lá hở nhiều. Ông Bửu được điều trị nội khoa bằng thuốc, theo dõi định kỳ nhằm kiểm soát chặt chẽ tiến triển bệnh. Đến nay sức khỏe tim của ông khá tốt.
Theo ThS.BS Vũ Thìn - Chuyên khoa Tim mạch BVĐK Hồng Ngọc, nhiều trường hợp khác không may mắn như ông Bửu bệnh được phát hiện muộn, không theo dõi định kỳ nên đã dẫn đến biến chứng suy tim, việc điều trị nội khoa bằng thuốc sẽ kém hiệu quả và việc phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim cũng không còn nhiều ý nghĩa.
Cũng phát hiện bệnh tim khi đi khám sức khỏe định kỳ, anh Phạm Văn Định, 46 tuổi, Hải Dương được bác sĩ kết luận mắc tình trạng thông liên thất phần phễu, chênh áp cao, lỗ nhỏ. Bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa, kiểm soát huyết áp và nhịp tim, thăm khám định kỳ phòng viêm nội tâm mạc tim.
Một trường hợp khác là bệnh nhân Lê Quang Minh 63 tuổi, Cao Bằng đến khám với lý do cảm thấy mệt. Kết quả khám phát hiện ông Minh bị block nhĩ thất cấp 3, hở van hai lá vừa, hở van 3 lá nhiều, thông liên nhĩ lỗ thứ 2, tràn dịch màng phổi 2 bên. Bệnh nhân được cấp cứu cấy máy tạo nhịp tim thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Còn chị Chu Tiểu Linh, 46 tuổi, Hà Nội, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, được bác sĩ xác định tim bị hở van 2 lá vừa sau khi siêu âm tim. Trong khi khám sức khỏe định kỳ, kết quả điện tim của chị hoàn toàn bình thường. Chị Linh được bác sĩ hướng dẫn điều trị tối ưu bằng thuốc và tránh làm việc gắng sức.
BS Vũ Thìn cho biết, những bệnh nhân khá may mắn khi phát hiện bệnh sớm, được cấp cứu can thiệp kịp thời nên đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, kết quả điều trị tốt.
Theo bác sĩ Thìn, bệnh lý về tim mạch thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt hoặc có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh thần kinh, hô hấp thông thường nên khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc phát hiện bệnh muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim..., thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Ths.Bs Vũ Thìn khuyên, người dân nên thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, mọi người cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường như: huyết áp cao, huyết áp thấp, huyết áp không ổn định; nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp tim không đều; đau tức ngực, đau nhói ngực, hoặc khó chịu trong ngực; hồi hộp trống ngực; thở hụt hơi, khó thở; choáng váng, chóng mặt, đầu đầu; béo phì; rối loạn chuyển hóa mỡ, đường; tím môi, tím móng tay, móng chân; phù mặt, phù 2 chân hoặc phù toàn thân; giãn tĩnh mạch 2 chân....
"Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, hình ảnh siêu âm rõ nét ...để kết quả tầm soát chính xác nhất. Ngoài ra, chuyên môn của bác sĩ cũng đóng vai trò quan trọng. Các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tim mạch, siêu âm tim có thể nhận định cụ thể, dự đoán mức độ diễn tiến của bệnh từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp, hiệu quả cho từng bệnh nhân" – bác sĩ Thìn chia sẻ.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Anh Chi