Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các trung tâm thương mại lớn đóng cửa, chính sách cấm đi du lịch của Trung Quốc và nhiều quốc gia khiến ngành thời trang xa xỉ mất lượng lớn khách hàng - vốn chiếm hơn 35% nhu cầu mua sắm của thị trường hàng hiệu toàn cầu.
Theo số liệu từ tập đoàn chiến lược BCG, các thị trường mua sắm trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Trung Đông sụt giảm nghiêm trọng khi dịch chuyển biến phức tạp. Các hãng Kering, Burberry và LVMH thông báo lợi nhuận ở mức báo động. Burberry giảm 40-50% doanh số từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 3. Tập đoàn LVMH dự đoán doanh thu của họ giảm 10-20% nửa đầu năm.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), nhiều tín đồ thời trang thanh lý tủ đồ xa xỉ của mình để xoay sở cuộc sống. Tờ Nikkei (Nhật) dẫn lại chuyện của Rachel - tiếp viên hàng không - đã bán lại một phần trong BST hàng hiệu được mang về từ châu Âu. Việc dừng bay và kỳ nghỉ phép không lương khiến cô phải chia tay chiếc túi Chanel ưa thích cùng đồng hồ kim cương với tổng giá trị 7.730 USD (181 triệu đồng).
Nhu cầu tìm chủ mới cho xa xỉ phẩm tăng cao khi được nhiều người nổi tiếng ủng hộ. Chị em nhà Kardashians, Jenners quyết định tạo trang thương mại điện tử Kardashian Klose, chuyên bán lại quần áo, giày dép và túi xách của các thành viên trong gia đình.
Theo Luxe Digital - ấn phẩm điện tử về lối sống xa xỉ thị trường hàng hiệu sang tay ngày càng phát triển, tăng gấp 4 lần so với thị trường hàng hiệu chính thống.
BCG cũng công khai bảng phân tích đặc điểm của người dùng xa xỉ toàn cầu, khoảng 34% tín đồ hàng hiệu chính thống đã "lấn sân" sang thị trường bán lại. Lý do họ muốn dọn bớt tủ đồ và tậu thêm các trang phục, phụ kiện mới.
Thị trường secondhand sôi động, giúp người mê hàng hiệu dễ tiếp cận sản phẩm với giá mềm. Theo số liệu của Thredup - trang web chuyên bán quần áo, phụ kiện sang tay tại Mỹ, có 64% nữ giới sẵn sàng hoặc đang chi tiền cho các mặt hàng bán lại.
Việc phát triển các nền tảng kỹ thuật số giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và hút 54% thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) tiếp cận thị trường bán lại, theo BCG. Trang Threup nhận định: thế hệ Millennials (trước 1995) và Gen Z chấp nhận xu hướng thời trang sang tay nhanh gấp 2,5 lần so với các nhóm tuổi khác
Khi người trẻ giảm nhu cầu sở hữu xa xỉ phẩm lâu dài, họ thường tìm đến hàng secondhand nhằm tiết kiệm lượng khí thải carbon ra môi trường. Theo doanh nghiệp Green story, nếu mỗi công dân Mỹ chỉ mua một sản phẩm bán lại thay vì mua mới trong năm, họ sẽ tiết kiệm 2,6 tỷ kg khí thải CO2, 95 tỷ lít nước và 449 triệu lượng chất thải khác.
Tại Việt Nam, thị trường sang tay hàng hiệu dần phát triển, tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng nhái lan tràn khiến nhiều người lo lắng, đau đầu khi tìm nơi mua hàng uy tín. Tín đồ thời trang có thể tham khảo Joolux - trang thương mại điện tử chuyên mua bán và ký gửi hàng hiệu. Tại đây các sản phẩm đã qua sử dụng được kiểm định bằng phần mềm Entrupy.
Lan Phương (Theo CPP-luxury, Fashionista)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu. Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |