Nền tảng giám sát hoạt động phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội là một trong những xu hướng nổi bật hiện nay. Bên cạnh có thể tương tác với nhiều người qua video, hình thức này còn được xem là nghề nghiệp, mang lại nguồn thu lớn cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Hai năm Covid-19 hoành hành, "ngành công nghiệp không khói" này tiếp tục nở rộ toàn cầu và nhiều lĩnh vực như: game, giải trí, giáo dục, bán lẻ... So với Trung Quốc, livestream ở Việt Nam phát triển chậm hơn vài năm nhưng cũng dần tạo dấu ấn. Cụ thể từ đầu năm đến nay, không ít công ty đầu tư vào loạt ứng dụng livestream, bình quân mỗi ngày khoảng 70.000-80.000 lượt phát sóng trực tiếp trên nhiều nền tảng.
Trung tâm của mảng này là những streamer, lượng người theo dõi của họ không kém nghệ sĩ như MisThy, Cris Phan, ViruSs... Nửa năm nay, số người trẻ theo đuổi hoạt động phát sóng trực tiếp ngày càng cao. Ngoài tố chất sẵn có, những streamer Việt Nam hay ở bất cứ đâu luôn không ngừng học hỏi, trau dồi, trong đó không ít người tham gia các khóa đào tạo
Chuyên gia công ty game Starena cho rằng khi các streamer được đào tạo nghiêm túc và chuyên nghiệp, livestream tại Việt Nam mới có thể trở thành ngành công nghiệp có giá trị và nghề được công nhận trong xã hội.
Sự ra đời, phát triển mạnh của các nền tảng, ứng dụng phát trực tuyến như Facebook Live, YouTube Live, Instagram Live, Bingo Live, Twitch, Nimo TV... kéo theo lượng streamer ngày một tăng, khiến công việc dần cạnh tranh hơn. Được đào tạo bài bản và luyện tập nghiêm túc là điểm cộng giúp một vài cá nhân khác biệt với số đông.
Nhằm giúp nhiều người trẻ tiến gần giấc mơ, Starena mở rộng thị trường ra toàn châu Á, trong đó Việt Nam. Trước đó, nhờ nắm bắt nhanh xu hướng tương lai, trong hai năm, công ty đào tạo thành công từ 30 đến 300 ngôi sao livestream.
Công cuộc đào tạo của Starena không chỉ tập trung vào livestream, mà ở nhiều mảng khác như: video quảng cáo ngắn (xu hướng đang thịnh hành), thương mại điện tử, marketing, sản xuất âm nhạc lẫn quản lý nghệ sĩ...
Sắp tới, cuộc thi "Starena Super Idols Tournament" lần đầu được tổ chức, đánh dấu sự xuất hiện của công ty tại Việt Nam. "Đây là là cơ hội để giới trẻ phát hiện, nâng tầm tài năng, sáng tạo và cống hiến cho ngành công nghiệp mới trong thời đại số", đại diện doanh nghiệp nói thêm.
(Nguồn: Starena)