Ba ngày nay, máy phát gạo tự động của anh Tuấn Anh, giám đốc một công ty về khóa điện tử trên đường Vườn Lài (quận Tân Phú) hoạt động hết công suất. Từ sáng đến tối, người nghèo tấp nập đến chờ nhận gạo miễn phí. Chủ của cây "ATM gạo" này đã vẽ những ô trên vỉa hè để mọi người giữ đúng khoảng cách 2 m phòng Covid-19.
Ba ngày nay, máy phát gạo tự động của anh Tuấn Anh, giám đốc một công ty về khóa điện tử trên đường Vườn Lài (quận Tân Phú) hoạt động hết công suất. Từ sáng đến tối, người nghèo tấp nập đến chờ nhận gạo miễn phí. Chủ của cây "ATM gạo" này đã vẽ những ô trên vỉa hè để mọi người giữ đúng khoảng cách 2 m phòng Covid-19.
Anh Tuấn Anh cho biết nhận thấy tình trạng người dân tập trung ở một điểm nhận quà sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nên đã nảy ra ý tưởng chế tạo một máy phát gạo tự động. Chi phí mỗi chiếc máy hơn 10 triệu đồng.
"Công ty tôi mất một ngày để sáng chế máy, người dân chỉ cần nhấn nút thì gạo sẽ tuôn ra 1,5 kg một lần. Hôm qua nhận thấy người lấy gạo quá đông nên tôi lắp thêm hai máy", chủ chiếc máy nói.
Anh Tuấn Anh cho biết nhận thấy tình trạng người dân tập trung ở một điểm nhận quà sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nên đã nảy ra ý tưởng chế tạo một máy phát gạo tự động. Chi phí mỗi chiếc máy hơn 10 triệu đồng.
"Công ty tôi mất một ngày để sáng chế máy, người dân chỉ cần nhấn nút thì gạo sẽ tuôn ra 1,5 kg một lần. Hôm qua nhận thấy người lấy gạo quá đông nên tôi lắp thêm hai máy", chủ chiếc máy nói.
Việc làm ý nghĩa của anh Tuấn Anh nhanh chóng được nhiều người biết đến và ủng hộ gạo từ thiện. Sáng 9/4, từng dòng xe máy chở từ 2 đến 4 bao gạo liên tục chạy vào kho chứa của công ty.
Việc làm ý nghĩa của anh Tuấn Anh nhanh chóng được nhiều người biết đến và ủng hộ gạo từ thiện. Sáng 9/4, từng dòng xe máy chở từ 2 đến 4 bao gạo liên tục chạy vào kho chứa của công ty.
Xe chở hai bao gạo của anh Lê Hoàng Nam (23 tuổi, quận Tân Phú) vừa vào kho, nhân viên công ty khẩn trương chất lên và ghi lại thông tin, gửi hóa đơn người ủng hộ.
"Máy phát gạo miễn phí hoạt động rất hiệu quả, ai cũng có phần quà từ thiện như nhau lại không có cảnh chen lấn. Vì vậy, tôi cũng muốn góp chút gạo, chung tay giúp người nghèo vượt qua đợt dịch bệnh này", Nam chia sẻ.
Xe chở hai bao gạo của anh Lê Hoàng Nam (23 tuổi, quận Tân Phú) vừa vào kho, nhân viên công ty khẩn trương chất lên và ghi lại thông tin, gửi hóa đơn người ủng hộ.
"Máy phát gạo miễn phí hoạt động rất hiệu quả, ai cũng có phần quà từ thiện như nhau lại không có cảnh chen lấn. Vì vậy, tôi cũng muốn góp chút gạo, chung tay giúp người nghèo vượt qua đợt dịch bệnh này", Nam chia sẻ.
Anh Bình (tài xế) vác 20 bao gạo loại 50 ký từ xe tải xuống, chờ chuyển vào kho. "Tôi chở gạo thuê cho một công ty ở An Giang, xe đi từ rạng sáng mới đến đây. Họ thấy việc làm này ý nghĩa nên cùng góp sức giúp người nghèo", tài xế Bình nói.
Anh Bình (tài xế) vác 20 bao gạo loại 50 ký từ xe tải xuống, chờ chuyển vào kho. "Tôi chở gạo thuê cho một công ty ở An Giang, xe đi từ rạng sáng mới đến đây. Họ thấy việc làm này ý nghĩa nên cùng góp sức giúp người nghèo", tài xế Bình nói.
Nhà kho của anh Tuấn Anh hiện nhận được khoảng 10 tấn gạo do các mạnh thường quân ủng hộ. Gần 20 nhân viên của công ty phải liên tục làm việc, bốc những bao gạo vào kho.
"Tôi rất bất ngờ và hạnh phúc khi cộng đồng ủng hộ nhiệt tình như vậy. Sắp tới tôi sẽ lắp thêm máy phát gạo ở quận 12 và huyện Bình Chánh", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Nhà kho của anh Tuấn Anh hiện nhận được khoảng 10 tấn gạo do các mạnh thường quân ủng hộ. Gần 20 nhân viên của công ty phải liên tục làm việc, bốc những bao gạo vào kho.
"Tôi rất bất ngờ và hạnh phúc khi cộng đồng ủng hộ nhiệt tình như vậy. Sắp tới tôi sẽ lắp thêm máy phát gạo ở quận 12 và huyện Bình Chánh", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Hai chiếc bồn chứa của máy phát luôn có người túc trực để thêm gạo. Mỗi bồn chứa được khoảng một tấn gạo. Buổi đầu tiên chỉ phát 500 kg gạo, hiện tại công ty phát gần 4 tấn mỗi ngày cho người nghèo.
Hai chiếc bồn chứa của máy phát luôn có người túc trực để thêm gạo. Mỗi bồn chứa được khoảng một tấn gạo. Buổi đầu tiên chỉ phát 500 kg gạo, hiện tại công ty phát gần 4 tấn mỗi ngày cho người nghèo.
Tại khu vực nhận gạo, người nhận chỉ cần nhấn nút, một dòng gạo trắng từ trong chiếc ống nhựa chảy ra, nằm gọn gàng trong túi.
Tại khu vực nhận gạo, người nhận chỉ cần nhấn nút, một dòng gạo trắng từ trong chiếc ống nhựa chảy ra, nằm gọn gàng trong túi.
"Tôi ở nhà trông cháu cho mẹ bé đi làm giúp việc. Cả tháng nay công việc bấp bênh, nhiều bữa cả nhà phải ăn mì tôm qua bữa. Với chừng này gạo thì cũng đỡ được nhiều phần cho người nghèo lắm", bà Trần Thị Trang (68 tuổi) chia sẻ.
"Tôi ở nhà trông cháu cho mẹ bé đi làm giúp việc. Cả tháng nay công việc bấp bênh, nhiều bữa cả nhà phải ăn mì tôm qua bữa. Với chừng này gạo thì cũng đỡ được nhiều phần cho người nghèo lắm", bà Trần Thị Trang (68 tuổi) chia sẻ.
Người dân trước khi nhận gạo phải rửa tay sát khuẩn. Nhân viên công ty, lực lượng dân phòng liên tục nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và chỉ nhận gạo một lần để nhường cho người khác.
Người dân trước khi nhận gạo phải rửa tay sát khuẩn. Nhân viên công ty, lực lượng dân phòng liên tục nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và chỉ nhận gạo một lần để nhường cho người khác.
Lực lượng công an, dân phòng của quận Tân Phú cũng tới hỗ trợ an ninh, nhắc nhở người dân xếp hàng. "Với những người khuyết tật, hoàn cảnh nhiều khó khăn thì chúng tôi sẽ phát gạo luôn, không để họ phải xếp hàng lâu", đại úy Trịnh Hồng Sơn cho biết.
Lực lượng công an, dân phòng của quận Tân Phú cũng tới hỗ trợ an ninh, nhắc nhở người dân xếp hàng. "Với những người khuyết tật, hoàn cảnh nhiều khó khăn thì chúng tôi sẽ phát gạo luôn, không để họ phải xếp hàng lâu", đại úy Trịnh Hồng Sơn cho biết.
Người dân nhận gạo từ "ATM" hôm 6/4. Video: Trần Huy.
Quỳnh Trần