Đê tả sông Đáy, đoạn qua xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, xuất hiện điểm sụt lún dài khoảng 40 m, rộng 8-10 m. Hiện chính quyền địa phương đã gia cố tạm bằng bao cát và phủ bạt nhằm hạn chế mưa xối làm sụt lún.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão Kompasu, từ ngày 14 đến 22/10, Hà Nội mưa kéo dài, một số nơi mưa to 200-400 mm. Các cánh đồng ngập nước, một số khu vực vùng trũng của huyện Chương Mỹ nước tràn vào nhà dân.
Đê tả sông Đáy, đoạn qua xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, xuất hiện điểm sụt lún dài khoảng 40 m, rộng 8-10 m. Hiện chính quyền địa phương đã gia cố tạm bằng bao cát và phủ bạt nhằm hạn chế mưa xối làm sụt lún.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão Kompasu, từ ngày 14 đến 22/10, Hà Nội mưa kéo dài, một số nơi mưa to 200-400 mm. Các cánh đồng ngập nước, một số khu vực vùng trũng của huyện Chương Mỹ nước tràn vào nhà dân.
Biển cảnh báo được dựng ở hai đầu điểm sụt, nhiều phương tiện có trọng tải lớn được khuyến cáo không qua khu vực này.
Biển cảnh báo được dựng ở hai đầu điểm sụt, nhiều phương tiện có trọng tải lớn được khuyến cáo không qua khu vực này.
Cách vị trí sụt lún tại xã Sơn Công khoảng 34 km, một đoạn đê hữu sông Đáy chạy qua thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 100 m, sâu hơn một mét.
Cách vị trí sụt lún tại xã Sơn Công khoảng 34 km, một đoạn đê hữu sông Đáy chạy qua thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 100 m, sâu hơn một mét.
Chính quyền địa phương cho biết vết nứt này đã xuất hiện từ tháng 5, thời gian gần đây khi có nhiều trận mưa lớn càng làm vết nứt lan rộng. Trong lúc chờ theo dõi độ lún và thi công sửa chữa, đoạn đê sụt lún được gia cố tạm thời bằng đất, đá.
Chính quyền địa phương cho biết vết nứt này đã xuất hiện từ tháng 5, thời gian gần đây khi có nhiều trận mưa lớn càng làm vết nứt lan rộng. Trong lúc chờ theo dõi độ lún và thi công sửa chữa, đoạn đê sụt lún được gia cố tạm thời bằng đất, đá.
Khu vực đê Hữu Hồng đoạn qua thôn Trung Hà, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, xuất hiện một điểm sạt lở dài khoảng 120 m, cách chân đê 17-25 m.
Khu vực đê Hữu Hồng đoạn qua thôn Trung Hà, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, xuất hiện một điểm sạt lở dài khoảng 120 m, cách chân đê 17-25 m.
10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện sạt lở, gia đình ông Nguyễn Văn Toán, xã Thái Hòa, phải đi ở nhờ do lo sợ nhà cửa có thể bị sụt xuống sông bất cứ lúc nào.
Điểm sạt lở hiện chỉ còn cách phần sân khoảng một mét. Hôm diễn ra sạt lở, ông Toán nghe thấy tiếng đất đá kêu lạo xạo, chạy ra ngoài thì thấy khoảng trước sân sáng trưng do nhiều cây cối bị tụt xuống. “Gia đình tôi phải đi sơ tán từ hôm 15/10, điểm sạt lở ngày một ăn sâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy địa phương có giải pháp gì”, chủ nhà nói.
10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện sạt lở, gia đình ông Nguyễn Văn Toán, xã Thái Hòa, phải đi ở nhờ do lo sợ nhà cửa có thể bị sụt xuống sông bất cứ lúc nào.
Điểm sạt lở hiện chỉ còn cách phần sân khoảng một mét. Hôm diễn ra sạt lở, ông Toán nghe thấy tiếng đất đá kêu lạo xạo, chạy ra ngoài thì thấy khoảng trước sân sáng trưng do nhiều cây cối bị tụt xuống. “Gia đình tôi phải đi sơ tán từ hôm 15/10, điểm sạt lở ngày một ăn sâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy địa phương có giải pháp gì”, chủ nhà nói.
Ông Phùng Quang Ánh, Phó chủ tịch UBND xã Thái Hòa, cho biết thời điểm sạt lở, địa phương đã cho lập chốt, cắt cử người bảo vệ 24/24h tránh không cho người lạ ra vào. “Chúng tôi mong cấp trên sớm làm kè đoạn đê bị sạt để người dân yên tâm”, ông Ánh nói.
Ông Phùng Quang Ánh, Phó chủ tịch UBND xã Thái Hòa, cho biết thời điểm sạt lở, địa phương đã cho lập chốt, cắt cử người bảo vệ 24/24h tránh không cho người lạ ra vào. “Chúng tôi mong cấp trên sớm làm kè đoạn đê bị sạt để người dân yên tâm”, ông Ánh nói.
Đê Đáy, đoạn qua trạm bơm Tân Độ xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, mưa lớn khiến mặt đê rộng hơn 5 m bị đứt gãy từ ngày 14/10. Toàn bộ trang thiết bị tại trạm bơm phải di dời và khu vực giàn thao tác (nơi có chức năng đóng mở các cửa xả) bị bẻ vặn.
Đê Đáy, đoạn qua trạm bơm Tân Độ xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, mưa lớn khiến mặt đê rộng hơn 5 m bị đứt gãy từ ngày 14/10. Toàn bộ trang thiết bị tại trạm bơm phải di dời và khu vực giàn thao tác (nơi có chức năng đóng mở các cửa xả) bị bẻ vặn.
Hơn 10 ngày sau sự cố, người dân vẫn chưa thể qua điểm sụt lún này. Hàng trăm bao cát được chuyển tới, 150 người luôn trong tình sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Hơn 10 ngày sau sự cố, người dân vẫn chưa thể qua điểm sụt lún này. Hàng trăm bao cát được chuyển tới, 150 người luôn trong tình sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Theo Vụ Quản lý Đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), TP Hà Nội hiện có 20 điểm xung yếu tại các tuyến đê.
Trước đó ngày 20/10, sau khi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đê điều, công trình thủy lợi tại huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các huyện, trước tiên ngăn phương tiện tải trọng lớn đi qua khu vực đê sạt lở, chuẩn bị sẵn vật tư kịp thời xử lý sự cố khi có dấu hiệu phát triển, mở rộng...
Theo Vụ Quản lý Đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), TP Hà Nội hiện có 20 điểm xung yếu tại các tuyến đê.
Trước đó ngày 20/10, sau khi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đê điều, công trình thủy lợi tại huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các huyện, trước tiên ngăn phương tiện tải trọng lớn đi qua khu vực đê sạt lở, chuẩn bị sẵn vật tư kịp thời xử lý sự cố khi có dấu hiệu phát triển, mở rộng...
Nhiều điểm đê tại Hà Nội nứt toác, sụt lún. Video: Ngọc Thành
Võ Hải - Ngọc Thành - Phạm Chiểu