Chị Hoài (ngụ tại quận 2, TP HCM) đang băn khoăn không biết mình đã dạy con sai ở chỗ nào. Như các bậc cha mẹ khác, chị cũng luôn mong muốn con thành công và hạnh phúc khi trưởng thành nên cố gắng trang bị cho con nhiều nhất kiến thức, kỹ năng có thể từ khi còn nhỏ. Chị cho rằng cần dạy con biết về tiền từ sớm để con biết tiếp thu và biết quản lý đồng tiền về sau của mình. "Tôi thấy mấy người bạn mình giỏi về tài chính, giờ đều có cuộc sống sung túc, hạnh phúc và thành đạt", chị Hoài chia sẻ.
Để dạy con biết cách tiết kiệm và quản lý tiền cũng như biết làm việc nhà, chị học theo một số đồng nghiệp: trả công khi con làm việc nhà, thưởng tiền khi con đạt học sinh giỏi, bắt đầu từ lúc con lên lớp hai. Số tiền con kiếm được chị hướng dẫn con đút heo đất, để dành mua những món đồ con thích. Nếu bé bất chợt muốn ăn kem, trà sữa - những thực phẩm không có trong bữa ăn hàng ngày, hay thích mua đồ chơi, bé sẽ phải bỏ tiền tiết kiệm của mình. Mẹ thống nhất chỉ cho con tiền ăn sáng, tiền mua sách vở, mua quần áo đầu năm học.

Nhiều phụ huynh tự tin dạy trẻ về tiền nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tự phát. Ảnh minh họa: Freepik.
Thời gian đầu con gái chị rất hào hứng, nhận làm thật nhiều việc nhà để được mẹ trả công 2.000 đồng mỗi việc. Tuy nhiên, năm học lớp 4, bé bất ngờ nhận được số tiền mừng tuổi lớn, gấp 20 lần cả năm tiết kiệm từ làm việc nhà, bé bắt đầu chán cách kiếm tiền theo hướng dẫn của mẹ, nhiều lần từ chối làm việc nhà. Sau đó, thỉnh thoảng được cho tiền, bé cho luôn mẹ vì lười đút heo. Đôi khi bé còn mè nheo đòi tiền mua đồ chơi khi cha mẹ nhờ làm công việc gì đó.
"Nhiều lúc tôi cũng đến bó tay đối với những lí sự của con. Tôi thực sự mong muốn có một giáo trình dạy con về tài chính, để con hiểu kiếm tiền vất vả và chi tiêu phải tiết kiệm, nhưng hình như bé đang thấy kiếm tiền dễ quá", chị Hoài than thở.
Có thể nói thời đại bây giờ khác xa thời chị còn bé. Với sự phát triển của nền kinh tế, cuộc sống của trẻ bây giờ đủ đầy hơn, con chị chưa bao giờ biết đến những ngày phải nhịn đói đi ngủ. Trong thời đại công nghệ số, trẻ được tiếp xúc với tivi, điện thoại, tiếp xúc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, xã hội ngày nay coi trọng vật chất hơn trước, chị sợ con có những suy nghĩ sai lệch về đồng tiền. Chị hy vọng có những giáo trình về dạy tài chính phù hợp với trẻ Việt Nam, có thầy cô hướng dẫn và bố mẹ có thể tham khảo.

Trong xã hội hiện đại, nơi vật chất cũng trở thành một thước đo, việc hiểu về tiền từ sớm là cần thiết đối với trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Freepik.
Theo kết quả khảo sát được Eastspring Investments (Eastspring) trực thuộc tập đoàn Prudential thực hiện năm 2020 trên gần 10.000 người đến từ 9 quốc gia châu Á về việc giáo dục tài chính cho trẻ, 95% cho rằng việc dạy con dùng và quản lý tiền là quan trọng. Trong các nước khảo sát, phụ huynh Việt Nam đứng thứ 3 trong nhóm phụ huynh có điểm tự tin dạy con về tiền, chỉ sau Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, hơn 51% phụ huynh không biết mình đã dạy con đúng cách hay chưa và 43% phụ huynh muốn tự học thêm về kỹ năng quản lý tài chính để dạy con tốt hơn.
Tháng 5 vừa qua, Prudential Việt Nam tiếp tục thực hiện nghiên cứu định tính về nhận thức, thực trạng và nỗi lo của phụ huynh Việt Nam khi dạy con về tiền. Kết quả nghiên cứu trên nhóm phụ huynh tại Hà Nội và TP HCM cho thấy có hai nhóm phụ huynh với luồng quan điểm trái ngược. Nhóm phụ huynh truyền thống cho rằng việc dạy con quản lý tiền ở độ tuổi nhỏ không quan trọng bằng việc học văn hóa. Nhóm phụ huynh hiện đại thường áp dụng cách khuyến khích con học thêm các kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng về quản lý tiền bạc từ nhỏ. Đặc điểm của nhóm thứ nhất là các phụ huynh thường áp dụng tính kỷ luật cao khi dạy con quản lý tiền bạc, và không cho con cầm tiền sớm. Ngược lại, nhóm thứ hai theo đuổi cách dạy con cởi mở, để quyền chủ động cho con và cho con quản lý tiền bạc từ sớm. Điểm chung ở cả hai nhóm là các cha mẹ đều cho rằng con cần có nhận thức đúng đắn và hiểu giá trị đồng tiền.
Chia sẻ về những nỗi lo và mối quan tâm, các phụ huynh đều cho rằng nếu không được hiểu đúng giá trị đồng tiền, trẻ sẽ có thái độ và hành vi không tốt trong tương lai như tiêu xài hoang phí hoặc quá ham mê vật chất. Rào cản lớn nhất mà các phụ huynh gặp phải khi dạy con về tiền là không có giáo trình bài bản, kỹ năng và môi trường cho các con học và thực hành. Các bậc phụ huynh tham gia nghiên cứu mong đợi nhà trường sẽ đưa vào các giáo trình giảng dạy về tài chính một cách có hệ thống và áp dụng cách truyền đạt phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Chia sẻ về mục đích thực hiện nghiên cứu, ông Phương Tiến Minh – CEO Prudential Việt Nam cho biết, mục tiêu của Prudential hướng đến trang bị những kiến thức về tài chính cho trẻ từ sớm để xây dựng nền tảng vững chắc cho một thế hệ hiểu biết, độc lập tài chính trong tương lai. "Nghiên cứu này cho thấy để làm được điều đó, chúng tôi cần cung cấp một nguồn kiến thức mở để nhà trường và các phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng. Dự án Cha-Ching là một trong những hành động cụ thể mà Prudential đã và đang thực hiện vì mục tiêu đó."
Với mong muốn gắn kết tình yêu thương gia đình, Prudential đã đưa giáo trình Cha-Ching lên nền tảng trực tuyến cho các phụ huynh trực tiếp áp dụng tại nhà. "Tôi tin rằng hơn ai hết, cha mẹ là tấm gương lao động đầu tiên mà các con có thể học tập, từ đó hiểu được giá trị của đồng tiền", ông Trần Thanh Phong - Phó tổng Giám đốc Marketing Prudential Việt Nam chia sẻ.

Được mẹ dạy về tiền và tiết kiệm từ sớm, bé Băng Châu - nhân vật tham gia cuộc thi Cha-Ching - Bé giỏi tiền hay biết nhiều cách làm kế hoạch nhỏ và tiết kiệm. Ảnh: GĐCC
Kim Anh
Cuộc thi Cha-Ching - Bé giỏi tiền hay do Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phối hợp cùng VnExpress tổ chức từ ngày 9/6 đến hết 21/7, dành cho các bậc phụ huynh có con từ 3 đến 12 tuổi. Song song với các bài dự thi, chương trình cũng đăng tải những ý kiến về dạy tài chính cho trẻ của các chuyên gia giáo dục, tài chính.
Tại Việt Nam, Dự án giáo dục quản lý tài chính Cha-Ching đã được triển khai ở các trường tiểu học thông qua chuỗi hoạt động "học mà chơi, chơi mà học" đa dạng và lôi cuốn. Với hình thức mới mẻ, Cha-Ching giáo dục cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi và cả người lớn về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính, rèn luyện và phát triển toàn diện các thói quen quản lý tài chính thông minh.
Tìm hiểu thêm về Cha Ching tại www.cha-ching.com
Xem chi tiết thể lệ cuộc thi tại đây.
Gửi bài dự thi tại đây