Bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng miệng chỉ há được khoảng 1,5 cm, chẩn đoán mắc uốn ván, theo dõi nhiễm khuẩn huyết và bỏng hai chân. Bệnh nhân này chưa được tiêm phòng uốn ván, hiện được điều trị tại viện.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, thủ đô ghi nhận 23 ca mắc uốn ván, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 2 trường hợp tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ngày 25/10.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván, còn gọi là Clostridium tetani gây nên. Thông thường nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, có một số trường hợp do tiêm không an toàn.
Khi mắc bệnh, cơ thể trải qua 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng), chi phí điều trị rất tốn kém.
Đa số người mắc uốn ván là người trung tuổi trở lên vì người trẻ được tiêm vaccine phòng uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng nên hiếm khi bị. Trong khi đó, người lớn tuổi không được tiêm hoặc không tiêm nhắc lại đầy đủ nên khả năng bảo vệ giảm theo thời gian.
Lê Nga