Nhiều năm nay, không chỉ mỗi ngày dành hai tiếng nhặt rác ở rừng Sơn Trà, Đà Nẵng, anh Đào Đặng Công Trung (40 tuổi) còn tình nguyện làm "vệ sinh" đáy biển.
Nhiều năm nay, không chỉ mỗi ngày dành hai tiếng nhặt rác ở rừng Sơn Trà, Đà Nẵng, anh Đào Đặng Công Trung (40 tuổi) còn tình nguyện làm "vệ sinh" đáy biển.
Hàng tuần khi chở khách trên thuyền du lịch ra ngắm đảo Hòn Chảo và các vùng quanh bán đảo Sơn Trà, anh đều dành một tiếng nhặt rác ở biển.
Hàng tuần khi chở khách trên thuyền du lịch ra ngắm đảo Hòn Chảo và các vùng quanh bán đảo Sơn Trà, anh đều dành một tiếng nhặt rác ở biển.
Theo anh, biển nhìn bên ngoài trong xanh nhưng bề mặt phía dưới có nhiều rác trôi lơ lửng. Rác nặng thì chìm, rác nhẹ theo sóng, gió tấp vào trong bờ.
Theo anh, biển nhìn bên ngoài trong xanh nhưng bề mặt phía dưới có nhiều rác trôi lơ lửng. Rác nặng thì chìm, rác nhẹ theo sóng, gió tấp vào trong bờ.
Môi trường biển Đà Nẵng được người đàn ông này chăm chỉ làm sạch với mỗi lần lặn chừng hai phút.
Rác ở dưới biển rất nhiều, đa phần là vỏ lon bia, vỏ lon sữa, vỏ chai nhựa.
Nhiều loại chai lọ nằm ở độ sâu từ 3 đến 10 m, lẫn vào những rặng san hô.
Anh Trung cho biết lấy rác dưới nước đòi hỏi nhiều kỹ năng chứ không chỉ bơi lặn giỏi, đặc biệt phải biết thích nghi với việc thay đổi áp suất.
Anh Trung cho biết lấy rác dưới nước đòi hỏi nhiều kỹ năng chứ không chỉ bơi lặn giỏi, đặc biệt phải biết thích nghi với việc thay đổi áp suất.
Rác dưới biển được anh Trung bỏ vào giỏ, cho lên thuyền đưa vào bờ.
Nguyễn Đông