Ông tuyên bố họ cũng không loại trừ khả năng cân nhắc các biện pháp mới nếu cần thiết, để đạt mục tiêu lạm phát 2%. "Sẽ có trường hợp cần các biện pháp mạnh, dù chúng có thể tốn kém. Ngân hàng trung ương luôn chuẩn bị sẵn các lựa chọn chính sách để giải quyết những vấn đề như thế này", ông nói.
Ông Kuroda không đồng tình với quan điểm của thị trường rằng chính sách tiền tệ đã chạm giới hạn. Ông cho biết vấn đề là họ phải cân nhắc chi phí và lợi ích của mỗi biện pháp.
"Chẳng có chính sách nào là hoàn hảo cả. Chúng tôi sẽ không ngần ngại nới lỏng thêm nữa, miễn là nó cần thiết với nền kinh tế Nhật Bản nói chung", ông cho biết.
Hồi tháng 7, BOJ đã công bố thêm biện pháp nới lỏng và cam kết thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện tác động của chương trình này trong tháng 9. Phần lớn các nhà kinh tế học dự báo BOJ sẽ nới lỏng thêm trong bản nhận xét này.
Nhật Bản đã giảm phát suốt 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, các chính sách của nước này vẫn chưa phát huy tác dụng. CPI Nhật Bản còn giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 7. Và BOJ thậm chí phải lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát vài lần, từ sau khi triển khai gói nới lỏng năm 2013.
Hà Thu (theo Reuters)