Đây là số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê vừa công bố. Với khối lượng nhập khẩu này tương đương 127,6 triệu USD, tăng 55,8% về giá trị so với cùng kỳ 2021.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc (32,7%), Nga (13,8%) và Bêlarut (10,8%).
Việc khối lượng phân bón nhập khẩu giảm là do Nga khuyến nghị các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp này trong bối cảnh các công ty vận tải biển không tiếp nhận hàng hóa từ Nga. Nước này chiếm khoảng 16% tổng xuất khẩu Urê trên toàn thế giới.
Nga đe dọa cắt khí thông qua đường ống Nord Stream 1 cũng làm tăng nỗi lo thiếu khí và đẩy giá Urê tăng. Giá bán mặt hàng này có khả năng tăng mạnh hơn đà tăng của giá khí đầu vào trong bối cảnh Trung Quốc chưa khôi phục sản xuất Urê do thiếu than và giá than cao.
Sau khi ngừng nhập than từ Australia, Nga trở thành nước cung cấp than lớn thứ hai cho Trung Quốc sau Indonesia. Việc Nga không còn nằm trong hệ thống SWIFT làm gián đoạn nhập khẩu, do đó làm giảm nguồn cung than tại Trung Quốc và đẩy giá Urê tăng cao trong ngắn hạn.
Dưới tác động của các yếu tố trên, giá Urê có thể đạt đỉnh trong tháng 3. Tuy nhiên, mặt hàng này có thể giảm từ tháng 6 khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục.
Giá Urê tại Việt Nam sẽ diễn biến theo xu hướng giá thế giới, tuy nhiên có độ trễ nhất định. Hiện Urê Ninh Bình có giá 16.500 đồng một kg, Urê Hà Bắc 16.000 đồng một kg, phân DAP Đình Vũ được các đại lý phân bón phía Bắc bán giá 18.800 đồng một kg, phân DAP Lào Cai 18.500 đồng một kg. Trong khi đó, phân Urê Hà Bắc 16.000 đồng một kg, Urê Phú Mỹ, ...
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá NPK Cò Pháp đang bán ở mức 19.000 đồng một kg; NPK đầu trâu 18.700 đồng một kg; giá Urê ở mức 1 triệu đồng một bao (50 kg). So với tháng 2, giá các loại phân bón trên đều tăng từ 5-8%.
Hồng Châu