Hà Tiên, 28 tuổi, bác sĩ, đội trưởng của một trong 9 đội y tế tại tòa nhà A Ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM. Chị là một trong số gần 130 nhân viên y tế đang làm việc trong khu cách ly ký túc xá - nơi theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho khoảng 7.000 người.
"Tôi tự nguyện tham gia phòng chống dịch vì mình còn trẻ, chưa lập gia đình", nữ bác sĩ công tác hơn 3 năm tại Bệnh viện quận 4 chia sẻ.
Hà Tiên, 28 tuổi, bác sĩ, đội trưởng của một trong 9 đội y tế tại tòa nhà A Ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM. Chị là một trong số gần 130 nhân viên y tế đang làm việc trong khu cách ly ký túc xá - nơi theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho khoảng 7.000 người.
"Tôi tự nguyện tham gia phòng chống dịch vì mình còn trẻ, chưa lập gia đình", nữ bác sĩ công tác hơn 3 năm tại Bệnh viện quận 4 chia sẻ.
Nguyễn Đăng Quang, 26 tuổi, bác sĩ kiêm Đội phó y tế. Như nhiều nhân viên y tế ở toà nhà A khu ký túc xá, anh Quang đã tham gia công việc được 10 ngày nay. "Ban đầu xung phong đi, tôi cũng sợ nhưng nghĩ mình là người phù hợp nhất thì phải đi thôi. Hai mươi mấy tuổi mới có cái dịch mà đã sợ, khi đường nghề phía trước còn dài, chẳng lẽ bỏ nghề?", anh nói.
Anh Quang cho biết điều hối hận là đã không cho mẹ biết. "Bố tôi theo nghề y, và tôi cũng yêu nghề như bố nên hai bố con thông cảm cho nhau. Nhưng mẹ rất xót con và sợ dịch này nên còn vào thành phố để đón tôi về quê nhưng đến nơi thì tôi đã công tác ở đây rồi", nam bác sĩ quê Bình Thuận nói.
Nguyễn Đăng Quang, 26 tuổi, bác sĩ kiêm Đội phó y tế. Như nhiều nhân viên y tế ở toà nhà A khu ký túc xá, anh Quang đã tham gia công việc được 10 ngày nay. "Ban đầu xung phong đi, tôi cũng sợ nhưng nghĩ mình là người phù hợp nhất thì phải đi thôi. Hai mươi mấy tuổi mới có cái dịch mà đã sợ, khi đường nghề phía trước còn dài, chẳng lẽ bỏ nghề?", anh nói.
Anh Quang cho biết điều hối hận là đã không cho mẹ biết. "Bố tôi theo nghề y, và tôi cũng yêu nghề như bố nên hai bố con thông cảm cho nhau. Nhưng mẹ rất xót con và sợ dịch này nên còn vào thành phố để đón tôi về quê nhưng đến nơi thì tôi đã công tác ở đây rồi", nam bác sĩ quê Bình Thuận nói.
Nguyễn Thị Huyền, 25 tuổi, nhân viên y tế tự nguyện tại khu cách ly. Chị đã gắn bó với nghề ở thành phố được 3 năm nay. "Đồng lương của nhân viên y tế bạc như màu áo, công việc thì chất núi, làm không hết thì bị chửi. Nhưng tôi vẫn chọn ngành này vì thích màu áo lắm, có lúc cũng muốn buông nhưng lại cố gắng", chị tâm sự.
Chị mong sớm hết dịch để trở về nhà gặp gia đình và người yêu. "Người yêu mình làm công an nên cũng bị cách ly. Giờ chỉ có hết dịch mới gặp được nhau", chị nói.
Nguyễn Thị Huyền, 25 tuổi, nhân viên y tế tự nguyện tại khu cách ly. Chị đã gắn bó với nghề ở thành phố được 3 năm nay. "Đồng lương của nhân viên y tế bạc như màu áo, công việc thì chất núi, làm không hết thì bị chửi. Nhưng tôi vẫn chọn ngành này vì thích màu áo lắm, có lúc cũng muốn buông nhưng lại cố gắng", chị tâm sự.
Chị mong sớm hết dịch để trở về nhà gặp gia đình và người yêu. "Người yêu mình làm công an nên cũng bị cách ly. Giờ chỉ có hết dịch mới gặp được nhau", chị nói.
Cao Ngọc, 27 tuổi, điều dưỡng tại khu cách ly. Ngọc kể hôm được sếp gọi điều động đi chống dịch cũng là ngày sinh nhật của chị. Không kịp tổ chức, chị chỉ kịp chạy ra siêu thị mua ít tư trang cá nhân rồi sáng sớm hôm sau mang balô vào khu cách ly làm việc. Chị tâm sự, công việc hiện giờ là một trải nghiệm để học hỏi. "Ở đây, người cách ly thiếu một thì y bác sĩ thiếu mười, có người hiểu và thông cảm cho thì thấy vui, còn không thì buồn kinh khủng, vì họ xem chúng tôi như nhân viên phục vụ được trả tiền chứ không phải là những người tự nguyện chăm sóc họ. Nhưng đã khoác màu áo này thì phải nhịn", Ngọc nói.
Ngoài việc chăm sóc người cách ly hàng ngày, chị còn phải làm công tác tư tưởng với gia đình vì là con gái út. "Tôi chỉ mong sớm hết dịch để trở về nhà ăn cơm cùng gia đình. Đã 6 tháng, tôi không được ăn cơm nhà rồi", chị nói.
Cao Ngọc, 27 tuổi, điều dưỡng tại khu cách ly. Ngọc kể hôm được sếp gọi điều động đi chống dịch cũng là ngày sinh nhật của chị. Không kịp tổ chức, chị chỉ kịp chạy ra siêu thị mua ít tư trang cá nhân rồi sáng sớm hôm sau mang balô vào khu cách ly làm việc. Chị tâm sự, công việc hiện giờ là một trải nghiệm để học hỏi. "Ở đây, người cách ly thiếu một thì y bác sĩ thiếu mười, có người hiểu và thông cảm cho thì thấy vui, còn không thì buồn kinh khủng, vì họ xem chúng tôi như nhân viên phục vụ được trả tiền chứ không phải là những người tự nguyện chăm sóc họ. Nhưng đã khoác màu áo này thì phải nhịn", Ngọc nói.
Ngoài việc chăm sóc người cách ly hàng ngày, chị còn phải làm công tác tư tưởng với gia đình vì là con gái út. "Tôi chỉ mong sớm hết dịch để trở về nhà ăn cơm cùng gia đình. Đã 6 tháng, tôi không được ăn cơm nhà rồi", chị nói.
Nguyễn Kiều, 25 tuổi, quê Hải Dương, là điều dưỡng khu cách ly. Chị Kiều cho biết đã xung phong tham gia phòng chống dịch, nhưng phải thuyết phục gia đình nhiều lần vì muốn thực hiện thiên chức của nghề y. "Khu tôi đang làm việc toàn người lớn nên cũng nhiều rắc rối hơn, nhiều lúc 21h tối lo xong hết cho mọi người, vừa về phòng cởi được bộ đồ bảo hộ thì có người gọi điện phải chạy lại tòa nhà. Người lớn nên cần được chăm sóc nhiều hơn về sức khoẻ, nhiều lúc vòi nước không chảy, toilet tắc cũng gọi nhân viên y tế", chị kể.
Hiện ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly, chị Kiều còn phải học online vào mỗi tối vì đang học liên thông. "Tôi chỉ muốn nhanh hết dịch để được đi du lịch. Đã lên kế hoạch sau Tết đi du lịch nhiều nơi lắm nhưng bây giờ là cách ly trong này luôn", chị nói.
Nguyễn Kiều, 25 tuổi, quê Hải Dương, là điều dưỡng khu cách ly. Chị Kiều cho biết đã xung phong tham gia phòng chống dịch, nhưng phải thuyết phục gia đình nhiều lần vì muốn thực hiện thiên chức của nghề y. "Khu tôi đang làm việc toàn người lớn nên cũng nhiều rắc rối hơn, nhiều lúc 21h tối lo xong hết cho mọi người, vừa về phòng cởi được bộ đồ bảo hộ thì có người gọi điện phải chạy lại tòa nhà. Người lớn nên cần được chăm sóc nhiều hơn về sức khoẻ, nhiều lúc vòi nước không chảy, toilet tắc cũng gọi nhân viên y tế", chị kể.
Hiện ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly, chị Kiều còn phải học online vào mỗi tối vì đang học liên thông. "Tôi chỉ muốn nhanh hết dịch để được đi du lịch. Đã lên kế hoạch sau Tết đi du lịch nhiều nơi lắm nhưng bây giờ là cách ly trong này luôn", chị nói.
Dương Thị Thảo, 24 tuổi, quê Nghệ An, là điều dưỡng khu cách ly. Thảo đã có 2 năm công tác tại Khoa cấp cứu Bệnh viện quận 4. Chị cho biết những ngày chống dịch, điều khó khăn nhất là phải mặc đồ bảo hộ cả ngày vì "mặc vào nóng đến nỗi bốc hết hơi lên kính chẳng thấy đường đi, những vẫn mang cơm lên các tầng để phát cho mọi người".
Nữ điều dưỡng mong muốn nhanh hết dịch "để có người yêu". "Mọi người ở đây đang 'rao bán' tôi khắp nơi, họ dán thông tin từ cửa ra tới cầu thang. Làm nghề y đã cực, không có thời gian, tôi lại ở phòng cấp cứu suốt ngày nên chắc chỉ đổi nghề mới có người yêu mất", chị nói.
Dương Thị Thảo, 24 tuổi, quê Nghệ An, là điều dưỡng khu cách ly. Thảo đã có 2 năm công tác tại Khoa cấp cứu Bệnh viện quận 4. Chị cho biết những ngày chống dịch, điều khó khăn nhất là phải mặc đồ bảo hộ cả ngày vì "mặc vào nóng đến nỗi bốc hết hơi lên kính chẳng thấy đường đi, những vẫn mang cơm lên các tầng để phát cho mọi người".
Nữ điều dưỡng mong muốn nhanh hết dịch "để có người yêu". "Mọi người ở đây đang 'rao bán' tôi khắp nơi, họ dán thông tin từ cửa ra tới cầu thang. Làm nghề y đã cực, không có thời gian, tôi lại ở phòng cấp cứu suốt ngày nên chắc chỉ đổi nghề mới có người yêu mất", chị nói.
Nguyễn Hoàng Vũ, 26 tuổi, bác sĩ Khoa Nhi tại khu cách ly. Vũ kể: "Vào một đêm đẹp trời, tôi đang đi chơi cùng người yêu thì nhận điện thoại của Ban giám đốc thông báo sáng mai vào khu cách ly nên hai đứa đi siêu thị mua đồ dùng cá nhân luôn".
Anh cho biết, ước mơ từ nhỏ là mở cửa hàng bánh ngọt nhưng "nghề y đã chọn". "Lúc đi chống dịch, gia đình phản đối, còn yêu cầu mình nộp đơn xin nghỉ việc để về nhà, bố mẹ nuôi, thành thử những ngày này, người đi chống dịch phải an ủi ngược lại người nhà", anh nói.
Nguyễn Hoàng Vũ, 26 tuổi, bác sĩ Khoa Nhi tại khu cách ly. Vũ kể: "Vào một đêm đẹp trời, tôi đang đi chơi cùng người yêu thì nhận điện thoại của Ban giám đốc thông báo sáng mai vào khu cách ly nên hai đứa đi siêu thị mua đồ dùng cá nhân luôn".
Anh cho biết, ước mơ từ nhỏ là mở cửa hàng bánh ngọt nhưng "nghề y đã chọn". "Lúc đi chống dịch, gia đình phản đối, còn yêu cầu mình nộp đơn xin nghỉ việc để về nhà, bố mẹ nuôi, thành thử những ngày này, người đi chống dịch phải an ủi ngược lại người nhà", anh nói.
Nguyễn Thị Phương Dung, 26 tuổi, điều dưỡng chăm sóc y tế tại khu cách ly. Chị kể, trước khi đi chống dịch, đã phải ở bên ngoài vì người nhà tiếp xúc người nghi bị nhiễm Covid-19. "Ngày hết cách ly, tôi chuẩn bị về nhà thì cấp trên điều động tiếp tục đi chống dịch. Đến nay gia đình vẫn không biết tôi đang ở đây, và tôi cũng sợ gia đình lo lắng. Tôi hy vọng sớm hết dịch rồi dẫn theo một anh người yêu để về nhà ra mắt", chị nói.
Nguyễn Thị Phương Dung, 26 tuổi, điều dưỡng chăm sóc y tế tại khu cách ly. Chị kể, trước khi đi chống dịch, đã phải ở bên ngoài vì người nhà tiếp xúc người nghi bị nhiễm Covid-19. "Ngày hết cách ly, tôi chuẩn bị về nhà thì cấp trên điều động tiếp tục đi chống dịch. Đến nay gia đình vẫn không biết tôi đang ở đây, và tôi cũng sợ gia đình lo lắng. Tôi hy vọng sớm hết dịch rồi dẫn theo một anh người yêu để về nhà ra mắt", chị nói.
Nguyễn Huỳnh Bình Minh, 26 tuổi, điều dưỡng khu cách ly. Minh cho biết bố mẹ anh đã khóc cả đêm và không ngủ được khi nghe tin anh được điều động đến khu cách ly ngay trong đêm. "Giờ tôi chỉ mong sớm hết dịch để trở về nhà. Tôi cũng mong nhà nước sẽ hỗ trợ cho nhân viên y tế tốt hơn vì thật sự ngành y rất khổ. Dẫu vậy, tôi cũng không hối tiếc khi chọn ngành này, đơn giản vì tôi yêu thương con người", Minh nói.
Nguyễn Huỳnh Bình Minh, 26 tuổi, điều dưỡng khu cách ly. Minh cho biết bố mẹ anh đã khóc cả đêm và không ngủ được khi nghe tin anh được điều động đến khu cách ly ngay trong đêm. "Giờ tôi chỉ mong sớm hết dịch để trở về nhà. Tôi cũng mong nhà nước sẽ hỗ trợ cho nhân viên y tế tốt hơn vì thật sự ngành y rất khổ. Dẫu vậy, tôi cũng không hối tiếc khi chọn ngành này, đơn giản vì tôi yêu thương con người", Minh nói.
Phương Phương