Câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi tiếp tục khiến nhiều độc giả quan tâm:
1. Dự báo 40 năm nữa thiếu hụt lao động, sao không có phương án tăng tuổi theo lộ trình 40 năm?
2. Tăng tuổi nghỉ hưu do Quỹ bảo hiểm là không thuyết phục. Điều này sẽ dẫn đến lãng phí lao động trẻ có trình độ cao, đặc biệt Việt Nam đang lao động vàng.
Tôi là thạc sĩ Công nghệ thông tin, đang làm quản lý nhóm gần 50 người. Tôi 40 tuổi nhưng rất lo công ty cho thôi việc là thất nghiệp. Công ty tôi tuyển nhân viên quản lý không quá 40 tuổi , kỹ sư lập trình viên không quá 35 tuổi vì chịu áp lực kém, học cái mới chậm, thiếu năng động sáng tạo.
Không biết mấy bác làm việc trình độ cao kiểu gì mà 65-70 tuổi vẫn làm tốt được? Đầu óc lúc đó có khi không còn minh mẫn, làm sao mà học và nghiên cứu ra công nghệ mới. Mình còn nghĩ lập trình viên 40-50 tuổi bị đuổi việc thì chắc về bán nước mía, sinh tố ấy chứ.
Tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng doanh nghiệp không thuê nhân viên cao tuổi. Người lao động chịu thiệt thòi, không thể hưởng lương hưu.
Tôi mới có 45 tuổi mà xương cốt rệu rạo, mắt kém không thấy đường hết rồi. Không biết thống kê ở đâu chứ tôi thấy nhà ai có người già sống được tới 80 là thọ lắm.
Tôi sẽ phải đóng bảo hiểm gần 40 năm. Trong khi số năm đóng bảo hiểm vượt khung của tôi chỉ còn lại 2-3 năm. Do hiện luật bảo hiểm đã chốt nam giới phải đóng trên 35 năm mới được coi là đóng vượt khung. Trong khi trước đây hạn mức chỉ là 30 năm đóng thôi. Đóng nhiều hơn sẽ được tính là vượt khung và được lãnh một cục vài chục triệu.
Tôi 48 tuổi, đóng Bảo hiểm xã hội được 16 năm 4 tháng, độc thân, hiện đã nghỉ việc đang làm tự do, đang lăn tăn trong việc chốt sổ bảo hiểm. Nay đọc qua dự thảo này càng muốn chốt luôn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.