Nếu tính cả đời công tác, khoản tiền chênh lệch này có thể lên tới 100.000 USD. Baum cũng tính ra được với những nam giới thừa cân, mức chênh lệch thu nhập có thể chỉ khoảng 2,3%.
Nghiên cứu trên khoảng 2.000 người cũng cho thấy, những người thừa cân thường ít được tăng lương hơn người có thân hình cân đối, cân nặng trung bình, chính xác là khoảng 6% trong khoảng 3 năm làm việc. Một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch này là do chi phí bảo hiểm sức khỏe của những người có trọng lượng hơn mức bình thường bao giờ cũng ở mức khá cao.
Theo báo cáo của một tổ chức về sức khỏe Mỹ, tính trung bình, những người béo phì và mập tiêu tốn khoảng 117 triệu USD trong suốt quá trình làm việc của mình, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe trực tiếp và không trực tiếp, bị trừ lương vì nghỉ ốm quá nhiều... Trong khi đó, nhiều nghiên cứu lại khẳng định chẳng hề có vấn đề gì về hiệu suất làm việc cũng như vấn đề sức khỏe với những người thừa cân cả.
Trong một cuộc khảo sát cách đây 2 năm, 75% những người đứng ở vai trò quản lý thừa nhận, béo phì là một vấn đề nghiêm trọng trong công việc. Một ứng viên bị thừa cân kể lại: “Sau khi họ đọc bản sơ yếu lý lịch (CV) của tôi, họ quyết định nhận tôi vào làm việc. Cuộc phỏng vấn qua điện thoại khá thành công và tôi được đảm bảo một vị trí công việc khá tốt trong công ty. Thế nhưng, mọi việc hoàn toàn bị đảo lộn khi tôi mặt đối mặt với họ. Cánh cửa cơ hội đóng sầm trước mặt tôi với một lý do đơn giản, tôi không phù hợp với vị trí công việc”.
Đương nhiên không phải ai cũng phân biệt đối xử với những người béo phì. Thực tế rất nhiều người sẵn sàng nhận những nhân viên có cân nặng bất bình thường vào làm. Thế nhưng họ lại ngại khách hàng của mình sẽ phản ứng với những nhân viên thừa cân, đặc biệt ở vị trí công việc như tiếp tân hay nhân viên bán hàng.
Lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra cho những ứng viên “trót thừa cân” là hãy làm tốt công việc của mình, ăn mặc đúng mực và cố gắng thể hiện mình tốt nhất.
(Theo Vtv.vn)