Nhân viên của Google trên toàn thế giới đã đồng loạt đình công, bắt đầu từ 11h10 sáng nay (tuỳ theo từng khu vực). Do chênh lệch múi giờ, Singapore là nơi xuống đường đầu tiên. Hình ảnh về buổi đi bộ biểu tình từ văn phòng Google tại Tokyo (Nhật Bản) sau đó cũng được đăng trên tài khoản mạng xã hội Twitter và Instagram của Ban tổ chức. Chiến dịch biểu tình có tên "Google Walkout for Real Change". Các nhân viên đăng thông tin lên mạng xã hội đi kèm hashtag #GoogleWalkout.
Nhân viên của Google trên toàn thế giới đã đồng loạt đình công, bắt đầu từ 11h10 sáng nay (tuỳ theo từng khu vực). Do chênh lệch múi giờ, Singapore là nơi xuống đường đầu tiên. Hình ảnh về buổi đi bộ biểu tình từ văn phòng Google tại Tokyo (Nhật Bản) sau đó cũng được đăng trên tài khoản mạng xã hội Twitter và Instagram của Ban tổ chức. Chiến dịch biểu tình có tên "Google Walkout for Real Change". Các nhân viên đăng thông tin lên mạng xã hội đi kèm hashtag #GoogleWalkout.
Sau Singapore và Nhật Bản, nhân viên Google tại các văn phòng ở châu Âu cũng đồng loạt tham gia. Trên đây là hình ảnh được ghi lại bởi kỹ sư phần mềm Danila Sinopalnikov ở Zürich, Thụy Sỹ. Theo những người tổ chức, chiến dịch đã được trình lên ban lãnh đạo Google trước đó, yêu cầu: Chấm dứt tình trạng quấy rối và phân biệt đối xử; Cam kết trả tiền bồi thường cho các cá nhân bị quấy rối hoặc đối xử bất bình đẳng; Đưa ra báo cáo minh bạch về các trường hợp quấy rối tình dục, đồng thời có một quy trình thông báo các hành vi quấy rối một cách an toàn và ẩn danh.
Sau Singapore và Nhật Bản, nhân viên Google tại các văn phòng ở châu Âu cũng đồng loạt tham gia. Trên đây là hình ảnh được ghi lại bởi kỹ sư phần mềm Danila Sinopalnikov ở Zürich, Thụy Sỹ. Theo những người tổ chức, chiến dịch đã được trình lên ban lãnh đạo Google trước đó, yêu cầu: Chấm dứt tình trạng quấy rối và phân biệt đối xử; Cam kết trả tiền bồi thường cho các cá nhân bị quấy rối hoặc đối xử bất bình đẳng; Đưa ra báo cáo minh bạch về các trường hợp quấy rối tình dục, đồng thời có một quy trình thông báo các hành vi quấy rối một cách an toàn và ẩn danh.
Ảnh tại Zürich (Đức) được chụp bởi tài khoản Twitter @TedOnPrivacy. Theo The Verge, ban đầu có 1.500 nhân viên Google đăng ký tham gia biểu tình trên toàn thế giới, tuy nhiên, tới tối nay (giờ Hà Nội), con số đã lên tới hàng nghìn người.
Ảnh tại Zürich (Đức) được chụp bởi tài khoản Twitter @TedOnPrivacy. Theo The Verge, ban đầu có 1.500 nhân viên Google đăng ký tham gia biểu tình trên toàn thế giới, tuy nhiên, tới tối nay (giờ Hà Nội), con số đã lên tới hàng nghìn người.
Thậm chí, một số người còn hóa trang thành các nhân vật trong phim và cầm biển hiệu phản đối. "Tôi làm việc trên hành tinh chết. Nhưng tôi còn biết là không được quấy rối tình dục người khác" - dòng chữ ghi trên tấm bảng.
Thậm chí, một số người còn hóa trang thành các nhân vật trong phim và cầm biển hiệu phản đối. "Tôi làm việc trên hành tinh chết. Nhưng tôi còn biết là không được quấy rối tình dục người khác" - dòng chữ ghi trên tấm bảng.
Nhân viên Google tại Berlin (Đức) đứng trước cổng Brandenburg nổi tiếng để biểu tình.
Tại Anh, trời mưa lớn nhưng cũng không thể cản dòng người xuống đường. "Tôi tự hào khi đóng góp phần nhỏ trong việc ủng hộ các đồng nghiệp nữ không bị quấy rối hoặc đối xử bất công. Tôi muốn đồng cảm với họ", một nhân viên nam cho biết.
Tại Anh, trời mưa lớn nhưng cũng không thể cản dòng người xuống đường. "Tôi tự hào khi đóng góp phần nhỏ trong việc ủng hộ các đồng nghiệp nữ không bị quấy rối hoặc đối xử bất công. Tôi muốn đồng cảm với họ", một nhân viên nam cho biết.
Cũng giống như ở Zürich, tại Dublin, Ireland cũng có hàng trăm nhân viên Google đi bộ.
Họ mặc áo với thông điệp "Don't be evil". Đây chính là phương châm được sử dụng trong quy tắc ứng xử công ty của Google.
Họ mặc áo với thông điệp "Don't be evil". Đây chính là phương châm được sử dụng trong quy tắc ứng xử công ty của Google.
Nhân viên Google tại New York (Mỹ) xuống đường cùng các băng rôn ủng hộ các đồng nghiệp nữ.
Hàng trăm nhân viên tại trụ sở chính Googleplex ở Mountain View, California (Mỹ) đã đổ ra ngoài với các khẩu hiệu kêu gọi Google đã đến lúc có những hành động cụ thể để tạo sự bình đẳng về giới trong công việc.
Hàng trăm nhân viên tại trụ sở chính Googleplex ở Mountain View, California (Mỹ) đã đổ ra ngoài với các khẩu hiệu kêu gọi Google đã đến lúc có những hành động cụ thể để tạo sự bình đẳng về giới trong công việc.
CEO Google Sundar Pichai là người ủng hộ việc biểu tình. Tuần trước, ông đã gửi thông báo tới các nhân viên, cho biết công ty đã áp dụng những biện pháp quyết liệt để xử lý những người có hành vi không phù hợp tại công sở. Trong hai năm qua, Google đã sa thải tổng cộng 48 nhân viên vì hành vi quấy rối tình dục, trong số đó có 13 quản lý cấp cao. Những người này buộc phải rời công ty mà không nhận được bất cứ khoản bồi thường nào bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Năm 2014, Andy Rubin, cha đẻ của hệ điều hành Android cũng phải rời Google do những cáo buộc về hành vi bạo lực tình dục từ nhân viên cũ, người ông này từng hẹn hò. Theo số liệu của Statista năm 2017, Google có khoảng 26.000 nhân viên nữ, chiếm 30% tổng số nhân viên của Google trên toàn cầu.
CEO Google Sundar Pichai là người ủng hộ việc biểu tình. Tuần trước, ông đã gửi thông báo tới các nhân viên, cho biết công ty đã áp dụng những biện pháp quyết liệt để xử lý những người có hành vi không phù hợp tại công sở. Trong hai năm qua, Google đã sa thải tổng cộng 48 nhân viên vì hành vi quấy rối tình dục, trong số đó có 13 quản lý cấp cao. Những người này buộc phải rời công ty mà không nhận được bất cứ khoản bồi thường nào bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Năm 2014, Andy Rubin, cha đẻ của hệ điều hành Android cũng phải rời Google do những cáo buộc về hành vi bạo lực tình dục từ nhân viên cũ, người ông này từng hẹn hò. Theo số liệu của Statista năm 2017, Google có khoảng 26.000 nhân viên nữ, chiếm 30% tổng số nhân viên của Google trên toàn cầu.
Bảo Lâm (theo Bussiness Insider)