Ái Vân sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản ở Phố Huế, Hà Nội năm 1954, có mẹ là nghệ sĩ Ái Liên trứ danh miền Bắc một thời, bố là doanh nhân Hà Quang Định - chủ hãng Vietfilm (Hãng phim tư nhân đầu tiên tại Việt Nam). Căn nhà 36 - 38 Phố Huế cùng gánh hát của gia đình là cái nôi đưa Ái Vân vào con đường nghệ thuật. Trong hình, ca sĩ Ái Vân (trái) bên em gái Ái Xuân thời bé. Ái Vân thời thiếu nữ. Trong tự truyện "Để gió cuốn đi", nữ ca sĩ kể năm 1967, chị được xem bộ phim "Cánh buồm đỏ thắm" của hãng Mosfilm (Nga). Từ năm 13 tới 18 tuổi, đêm nào Ái Vân cũng mơ về một anh chàng đẹp trai như thủy thủ Gray trong phim, cưỡi cánh buồm đỏ thắm tới cầu hôn chị. Ái Vân khi vào vai chị Nhung trong bộ phim cùng tên năm 1970. Mặc dù được đánh giá tốt về diễn xuất, Ái Vân không lấy điện ảnh làm sự nghiệp chính mà theo ca hát. Chân dung Ái Vân năm 1975. Ái Vân (phải) và ca sĩ Minh Thìn (đoàn Bông Sen) tại Sài Gòn năm 1975. Ái Vân (phải) và bạn bè trên đường phố Sài Gòn năm 1975. Ái Vân (trái) diễn tại Nhật Bản năm 1979. Ái Vân được đánh giá là ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu của Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Chị từng đoạt giải Grand Prix tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden (Đức) năm 1981 với ca khúc "Bài ca xây dựng" và bài hát tiếng Đức "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế". Chân dung thời trẻ của Ái Vân. Tiếp >>> Xem thêm: Tự truyện Ái Vân bỏ trắng bảy trang về người chồng thứ hai Ái Vân hội ngộ người chồng thứ hai: Mọi oán hờn 'để gió cuốn đi' Ái Vân: 'Tôi không oán hận hai cuộc hôn nhân đổ vỡ'Ái Vân hội ngộ người chồng thứ hai: Mọi oán hờn 'để gió cuốn đi' Tự truyện Ái Vân (phần 2): Tiếng sét ái tình ở tuổi 22 Di Ca