Cùng một tình huống nhưng các bé thường ứng xử khác nhau, điều này do quá trình CMP quyết định. CMP là quá trình học hỏi của trẻ gồm 3 bước quan trọng: tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống.
- Tập trung (Concentration): là sự chú ý đến sự việc diễn ra trước mắt trong khoảng thời gian cần thiết. Khi tập trung cao độ, bé có thể tiếp nhận thông tin nhanh hơn, trọn vẹn hơn. Nhờ đó, bé nhanh chóng nhớ được lời giảng, bài học. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tập trung có mối liên kết với sự hoạt động của trí não, là sự vận dụng sức mạnh trí não.
Lúc tập trung, con người sẽ động não để kết nối các thông tin có liên quan đến vấn đề đang nghĩ tới, từ đó quản lý, thu thập và tổng hợp các hoạt động của bộ não như ghi nhớ nguyên nhân, hệ quả và cách giải quyết. Khi đó, não sẽ xuất hiện một đoạn sóng alpha giúp trẻ từ từ tiếp nhận và cất giữ thông tin của sự việc mà bé quan tâm vào trí não.

- Ghi nhớ (Memory): là sự tiếp nhận thông tin, bé phải có khả năng cất giữ thông tin trong một thời gian dài, tích lũy thành kiến thức. Khoảng thời gian thai kỳ 23-29 tuần là giai đoạn trí nhớ của trẻ rất phát triển. Ở độ tuổi sơ sinh, việc học hỏi và phát triển một số kỹ năng của trẻ như ngồi, đứng, đi hay truyền đạt âm thanh đều phải dựa vào trí nhớ. Khi bước vào giai đoạn chập chững, trẻ vẫn có thể nhớ một số việc trong khoảng thời gian trước. Khi trẻ bắt đầu nói thành thạo, việc kể chuyện cho trẻ nghe sẽ giúp bé phát triển trí nhớ nhanh hơn. Trước khi vào độ tuổi đến trường, trẻ sẽ bắt đầu ghi nhớ những sự việc gần gũi, "mắt thấy tai nghe" xung quanh mình như màu sắc, chữ cái ABC. Nhưng nhiều nghiên cứu cho biết ngoài yếu tố bấm sinh, khả năng ghi nhớ còn là kết quả của một quá trình đầu tư dinh dưỡng đúng, đủ, liên tục và của các phương pháp giáo dục khoa học lâu dài.
- Xử lý tình huống (Problem Solving) là bước cuối cùng gồm: nhìn nhận, phân tích và áp dụng các thông tin, kiến thức sẵn có để vượt qua các trở ngại, giải quyết tình huống. Những trẻ có khuynh hướng suy nghĩ và cố gắng xử lý tình huống phức tạp từ nhỏ sẽ có tiềm năng phát triển trí thông minh hơn hẳn những các bé khác. Quan trọng là cha mẹ phải cho trẻ tự bắt tay vào làm một mình, người lớn chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Nếu biết phân tích, trẻ có thể giải quyết vấn đề tốt hay có thể trả lời được những câu hỏi nhanh chóng.

Não trẻ phát triển từ rất sớm trong thai kỳ và nhanh dần từ tuần thứ 8. Đến khi trẻ được 2 tuổi, não đã đạt 80% trọng lượng não của người trưởng thành. Vì vậy, các dưỡng chất như DHA, Choline và các vi chất như sắt, kẽm, iốt.. là đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của não bộ trong giai đoạn này.
Các nghiên cứu cho thấy DHA đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành cấu trúc não, giúp tăng cường kết nối các tế bào thần kinh, cải thiện thị lực và các chức năng trí tuệ. Choline giúp tổng hợp Acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ và học hỏi. Nếu trẻ được hấp thụ đầy đủ DHA, phần não trước của trẻ sẽ được phát huy tối đa và quy trình học hỏi của trẻ thông qua 3 kỹ năng tập trung - ghi nhớ - xử lý tình huống sẽ đạt hiệu quả. Theo đó, dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tư duy của trẻ.
Trong thời kỳ phát triển vàng của não bộ, một lượng lớn DHA sẽ tập hợp liên tục và hấp thụ rất nhanh vào phần vỏ não trước. Vì vậy, việc cung cấp hàm lượng đúng DHA theo khuyến nghị đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng. WHO/FAO cũng đưa ra khuyến nghị trẻ trên một tuổi cần được bổ sung 75mg DHA mỗi ngày để phát huy sức mạnh trí não tối ưu. Nghiên cứu của Birch 2000, đo lúc trẻ 18 tháng tuổi cho thấy, điểm số phát triển trí tuệ của trẻ được bổ ung đủ DHA/ARA sẽ được cải thiện tăng 7 điểm so với nhóm không được bổ sung dưỡng chất này.
Ngọc Bích