Trong đêm nhạc Nhớ và quên diễn ra tại Hà Nội tối 14/1, nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng con gái thể hiện một đoạn bài hát gắn với kỷ niệm của chị Phạm Hồng Tuyến khi học lớp bốn. Chị kể hồi chiến tranh biên giới nổ ra, lớp chị có thầy giáo dạy Văn tên Việt nhận lệnh nhập ngũ. Sau khi chị Tuyến kể lại cho bố, ông đã bật ra ngay bài hát Tiễn thầy đi bộ đội. "Bố dặn tôi ngày thầy đi phải hát tặng thầy. May sao ông sáng tác xong thì đất nước lại yên ổn trở lại. Thầy tôi khi ấy cũng không phải nhập ngũ nữa", con gái U50 của nhạc sĩ chia sẻ.
Trong đêm nhạc Nhớ và quên diễn ra tại Hà Nội tối 14/1, nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng con gái thể hiện một đoạn bài hát gắn với kỷ niệm của chị Phạm Hồng Tuyến khi học lớp bốn. Chị kể hồi chiến tranh biên giới nổ ra, lớp chị có thầy giáo dạy Văn tên Việt nhận lệnh nhập ngũ. Sau khi chị Tuyến kể lại cho bố, ông đã bật ra ngay bài hát Tiễn thầy đi bộ đội. "Bố dặn tôi ngày thầy đi phải hát tặng thầy. May sao ông sáng tác xong thì đất nước lại yên ổn trở lại. Thầy tôi khi ấy cũng không phải nhập ngũ nữa", con gái U50 của nhạc sĩ chia sẻ.
Trong mắt con gái út, Phạm Tuyên là người cha thương yêu con hết mực. Hồi chị đi mẫu giáo, được cô giáo nhắn nhờ bố sáng tác một ca khúc cho trường, chị về nằng nặc đòi nhạc sĩ Phạm Tuyên phải viết. Khi ấy, ông chưa sáng tác cho lứa tuổi mầm non bao giờ nên khất lần với con gái. Hồng Tuyến bèn "ăn vạ", đòi nghỉ học khiến ông phải tá hỏa viết ngay bài Trường chúng cháu là trường mầm non. Chị Hồng Tuyến cũng là ca sĩ nhí đầu tiên thể hiện ca khúc này cách đây 38 năm.
Ở tuổi 88, nhạc sĩ Phạm Tuyên đi đứng khó khăn hơn trước. Ông phải nhờ sự giúp đỡ của MC Lại Vân Sâm để di chuyển trên sân khấu.
Ở tuổi 88, nhạc sĩ Phạm Tuyên đi đứng khó khăn hơn trước. Ông phải nhờ sự giúp đỡ của MC Lại Vân Sâm để di chuyển trên sân khấu.
Nhạc sĩ lớn tuổi ngồi trên sân khấu, lắng nghe ca khúc Tiễn thầy đi bộ đội của bé Như Khôi.
Không chịu ngồi yên, ông đệm thêm đàn piano vào tiếng nhạc nền trên sân khấu để tiết mục của Như Khôi thêm màu sắc. Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ năm 9 - 10 tuổi để anh chị em trong nhà hát cho vui. Sau này khi vào lục quân, tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước... các bài hát của ông có thêm sự trải nghiệm nên sâu sắc và dễ đi vào lòng người hơn.
Không chịu ngồi yên, ông đệm thêm đàn piano vào tiếng nhạc nền trên sân khấu để tiết mục của Như Khôi thêm màu sắc. Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ năm 9 - 10 tuổi để anh chị em trong nhà hát cho vui. Sau này khi vào lục quân, tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước... các bài hát của ông có thêm sự trải nghiệm nên sâu sắc và dễ đi vào lòng người hơn.
Các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên được khán giả hưởng ứng nồng nhiệt trong đêm 14/1, đặc biệt là những bài hát thiếu nhi. Một khán giả lớn tuổi không ngại đứng lên nhảy múa và hát cùng MC.
Các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên được khán giả hưởng ứng nồng nhiệt trong đêm 14/1, đặc biệt là những bài hát thiếu nhi. Một khán giả lớn tuổi không ngại đứng lên nhảy múa và hát cùng MC.
NSND Trung Kiên khi vừa bước ra sân khấu đã cúi đầu nói: "Chào anh Phạm Tuyên". Ông gửi tới người yêu nhạc ca khúc Gửi nắng cho em. Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác khi đất nước thống nhất, nói về tình yêu đôi lứa cũng như nỗi nhớ khi xa cách.
NSND Trung Kiên khi vừa bước ra sân khấu đã cúi đầu nói: "Chào anh Phạm Tuyên". Ông gửi tới người yêu nhạc ca khúc Gửi nắng cho em. Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác khi đất nước thống nhất, nói về tình yêu đôi lứa cũng như nỗi nhớ khi xa cách.
NSƯT Mạnh Hà (phải) và Việt Hoàn cùng thể hiện ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn. Mạnh Hà là một trong những lứa ca sĩ đầu tiên hát sáng tác này. Theo lời Lại Văn Sâm, thời còn trẻ, nghệ sĩ từng khiến nhiều cô gái si mê vì giọng hát và vẻ ngoài điển trai. Mạnh Hà cho biết khi thể hiện bài hát này, ông nhớ về những tháng ngày tập hát cùng bộ đội ở các địa đạo, rừng núi, dưới bom đạn của kẻ thù. "Chiến tranh dữ dội tới nỗi không bao giờ tôi dám tưởng tượng mình có ngày hôm nay được đứng trên sân khấu trước ánh đèn, khán giả", ông nói thêm.
NSƯT Mạnh Hà (phải) và Việt Hoàn cùng thể hiện ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn. Mạnh Hà là một trong những lứa ca sĩ đầu tiên hát sáng tác này. Theo lời Lại Văn Sâm, thời còn trẻ, nghệ sĩ từng khiến nhiều cô gái si mê vì giọng hát và vẻ ngoài điển trai. Mạnh Hà cho biết khi thể hiện bài hát này, ông nhớ về những tháng ngày tập hát cùng bộ đội ở các địa đạo, rừng núi, dưới bom đạn của kẻ thù. "Chiến tranh dữ dội tới nỗi không bao giờ tôi dám tưởng tượng mình có ngày hôm nay được đứng trên sân khấu trước ánh đèn, khán giả", ông nói thêm.
Thanh Lam cùng Trọng Tấn và Lan Anh thể hiện ca khúc chủ đề Nhớ và quên.
Ca khúc Chiếc đèn ông sao mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Tham gia biểu diễn bài hát này có các em nhỏ, lớp trung niên cũng như những mái đầu bạc thuộc thế hệ thiếu sinh quân của Việt Nam cách đây 60 năm.
Ca khúc Chiếc đèn ông sao mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Tham gia biểu diễn bài hát này có các em nhỏ, lớp trung niên cũng như những mái đầu bạc thuộc thế hệ thiếu sinh quân của Việt Nam cách đây 60 năm.
Tùng Dương song ca với bé Nhật Minh bài Em bé và người đưa thư.
Sau phần đơn ca Khúc hát ru người mẹ trẻ, NSND Thanh Hoa song ca cùng Việt Hoàn bài hát Con kênh ta đào.
Sau phần đơn ca Khúc hát ru người mẹ trẻ, NSND Thanh Hoa song ca cùng Việt Hoàn bài hát Con kênh ta đào.
Dàn đồng ca của NSND Trần Hiếu, Jayden Nguyễn cùng các em thiếu nhi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Họ thể hiện Chú voi con ở Bản Đôn, Tiếng chuông và ngọn cờ hòa bình.
Dàn đồng ca của NSND Trần Hiếu, Jayden Nguyễn cùng các em thiếu nhi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Họ thể hiện Chú voi con ở Bản Đôn, Tiếng chuông và ngọn cờ hòa bình.
Một số ca khúc Nga do nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt lời Việt cũng được thể hiện trong đêm nhạc như Nụ cười hay Ở trường cô dạy em thế.
Một số ca khúc Nga do nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt lời Việt cũng được thể hiện trong đêm nhạc như Nụ cười hay Ở trường cô dạy em thế.
Ảnh: Giang Huy
Video: Mai Anh
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên: 'Tôi từng nhận tới 100 triệu đồng tiền tác quyền'
- Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên qua hồi ký của người vợ quá cố
Đức Trí