Chủ nhân ngôi nhà là gia đình cụ Phạm Thị Tề (101 tuổi) làm nghề vàng bạc gia truyền.
Khu nhà được xây năm 1944, do kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ (còn gọi là Phạm Hoàng) thiết kế. Ban đầu, khu nhà có hai mặt phố là số 115 phố Hàng Bạc với nhà hình ống và mặt phố Đinh Liệt là nhà biệt thự hai tầng. Hiện tại, gia đình chỉ sở hữu khu biệt thự hai tầng và khu vườn. Tổng diện tích từ 600 m2 thu hẹp xuống còn khoảng 300 m2.
Khu nhà được xây năm 1944, do kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ (còn gọi là Phạm Hoàng) thiết kế. Ban đầu, khu nhà có hai mặt phố là số 115 phố Hàng Bạc với nhà hình ống và mặt phố Đinh Liệt là nhà biệt thự hai tầng. Hiện tại, gia đình chỉ sở hữu khu biệt thự hai tầng và khu vườn. Tổng diện tích từ 600 m2 thu hẹp xuống còn khoảng 300 m2.
Trước nhà có vườn cây, bể cá. Cây cối được trồng theo phong thủy, gồm liễu (người phụ nữ), trúc quân tử (nam giới), mộc hương (sự cao quý), cam đường (ngọt ngào) và cây cau (4 mùa)... Giữa vườn còn có một cây đại và cây bơ lâu đời.
Trước nhà có vườn cây, bể cá. Cây cối được trồng theo phong thủy, gồm liễu (người phụ nữ), trúc quân tử (nam giới), mộc hương (sự cao quý), cam đường (ngọt ngào) và cây cau (4 mùa)... Giữa vườn còn có một cây đại và cây bơ lâu đời.
Nhà được làm theo kiểu biệt thự Pháp hai tầng, riêng phần mái thiết kế kiến trúc Việt truyền thống là kiểu mái dốc thẳng đứng. Có nhiều cây cột to đỡ ngôi nhà, giống như kiến trúc đình chùa.
Nhà được làm theo kiểu biệt thự Pháp hai tầng, riêng phần mái thiết kế kiến trúc Việt truyền thống là kiểu mái dốc thẳng đứng. Có nhiều cây cột to đỡ ngôi nhà, giống như kiến trúc đình chùa.
Khác với mái 2 đầu rồng thông thường, nhà này lại được thiết kế 3 đầu rồng, mục đích để khắc phục thế đất không vuông vức. Đầu mái cong cong hình rồng cách điệu đang vờn mây.
Khác với mái 2 đầu rồng thông thường, nhà này lại được thiết kế 3 đầu rồng, mục đích để khắc phục thế đất không vuông vức. Đầu mái cong cong hình rồng cách điệu đang vờn mây.
Những người con của cụ Tề đều sống trong hoặc xung quanh khu nhà này. Họ vẫn giữ lại những đồ đạc trước đây của gia đình như trường kỷ, đồ thờ, cái đôn cổ, bộ bàn ghế, những chiếc quạt cổ.
Những người con của cụ Tề đều sống trong hoặc xung quanh khu nhà này. Họ vẫn giữ lại những đồ đạc trước đây của gia đình như trường kỷ, đồ thờ, cái đôn cổ, bộ bàn ghế, những chiếc quạt cổ.
Trong nhà có rất nhiều bức hình người phụ nữ Hà Nội xưa, từ hình chụp cho đến hình vẽ. Bình hoa sơn mài gắn bó với gia đình họ Phạm từ những ngày đầu về đây sinh sống.
Trong nhà có rất nhiều bức hình người phụ nữ Hà Nội xưa, từ hình chụp cho đến hình vẽ. Bình hoa sơn mài gắn bó với gia đình họ Phạm từ những ngày đầu về đây sinh sống.
Một chiếc cửa hoa văn hình đồng tiền với chữ Thọ chính giữa. Theo chủ nhân ngôi nhà, cánh cửa này được mang ra từ Huế.
Một chiếc cửa hoa văn hình đồng tiền với chữ Thọ chính giữa. Theo chủ nhân ngôi nhà, cánh cửa này được mang ra từ Huế.
Qua điện thờ là một khu vườn nhỏ với mái che có 9 khe thoáng.
Trên tầng thượng có phòng vẽ tranh của nữ họa sĩ Phạm Thị Nguyệt Nga - người có tên trong cuốn "Almanach người mẹ và phái đẹp". Họa sĩ Nguyệt Nga nổi tiếng với những bức ảnh về phố cổ, chân dung người thân trong gia đình...
Trên tầng thượng có phòng vẽ tranh của nữ họa sĩ Phạm Thị Nguyệt Nga - người có tên trong cuốn "Almanach người mẹ và phái đẹp". Họa sĩ Nguyệt Nga nổi tiếng với những bức ảnh về phố cổ, chân dung người thân trong gia đình...
Hiện nay, con cháu cụ Phạm Thị Tề vẫn làm những nghề xưa của cha ông như nghề vàng bạc, nghề thuốc, nghề quay sợi... 5 đời dòng họ Phạm đã sống trong ngôi nhà này và họ mong muốn được tự mình bảo vệ ngôi nhà, giữ nếp truyền thống cha ông.
Hiện nay, con cháu cụ Phạm Thị Tề vẫn làm những nghề xưa của cha ông như nghề vàng bạc, nghề thuốc, nghề quay sợi... 5 đời dòng họ Phạm đã sống trong ngôi nhà này và họ mong muốn được tự mình bảo vệ ngôi nhà, giữ nếp truyền thống cha ông.
Phan Dương