Cameron van de Burgh. |
Thông thường các VĐV bơi lội chỉ được phép thực hiện một động tác uốn sóng bướm, giống kiểu vẫy đuôi của cá heo, khi xuất phát và quay đầu. Thế nhưng, băng ghi hình đã cho thấy van der Burgh đã thực hiện động tác này tới 3 lần khi xuất phát.
Kình ngư người Nam Phi đã thừa nhận điều đó trên tờ Sydney Morning Herald nhưng khẳng định anh không phải là VĐV duy nhất phạm quy. "Nếu anh không làm thế, anh sẽ bị tụt lại phía sau," van der Burgh nói. "Tôi sẽ không chấp nhận hy sinh thành tích cá nhân và 4 năm tập luyện cho ai đó sẵn sàng vi phạm quy định đấy".
Kiểu vẫy đuôi của cá heo ra đời từ năm 1935 khi người sáng tạo ra nó là Jack Sieg, một sinh viên của trường Đại học Hàng hải. Đến năm 1988, VĐV người Mỹ David Berkoff đã đưa động tác uốn sóng bướm này vào thi đấu và giành 4 HC tại Olympic Seoul.
Hình ảnh quay từ dưới đáy bể bơi Olympic cho thấy Cameron van de Burgh đã uốn sóng 3 lần. |
Tại Olympic 2004, kình ngư người Nhật Bản Kosuke Kitajima đã vi phạm quy định của Liên đoàn bơi lội quốc tế (FINA) là sử dụng kiểu vẫy đuôi của cá heo này trong nội dung 100m ếch. Thế nhưng, các trọng tài không có băng hình dưới nước để xem lại và tại Olympic London cũng thế. Họ chỉ dựa vào mắt thường và quan sát xem các VĐV có vi phạm hay không.
Vì thế mà từ năm 2004, FINA coi kiểu vẫy đuôi của cá heo là phạm luật trong nội dung 100m ếch. Sau vụ việc gây tranh cãi kéo dài của Kitajima, FINA đi đến quyết định bất ngờ là các VĐV bơi ếch chỉ được thực hiện 1 lần khi xuất phát và quay đầu.
Theo van den Burgh, các tay bơi vẫn sử dụng nhiều lần những động tác uốn sóng bướm bởi FINA không cho sử dụng thiết bị ghi hình dưới nước để kiểm tra. Về lý thuyết van der Burgh có thể không bị tước HC vàng 100m ếch anh giành được ở London.
Anh Hào