Thời gian đầu lúc mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động nên đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.
Trong truyện ngắn Trăng sáng (1943), Nam Cao viết: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than".
Đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực, dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn. Bằng phát biểu này, Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, phản ánh chân thực đời sống của con người, đấu tranh với bất công xã hội.
Từ năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số thành viên đầu tiên của tổ chức này. Ông hoạt động cách mạng, đi khắp nơi trên đất nước, sức sáng tác ngày càng dồi dào.
Trên đường đi công tác tháng 11/1951, ông bị Pháp phục kích và bắn chết. Nhà tưởng niệm Nam Cao được thành lập năm 2004 tại tỉnh Hà Nam.
Câu 7: Kịch bản bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" sản xuất năm 1983, dựa trên những tác phẩm nào của nhà văn Nam Cao?
a. Chí Phèo, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó