Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một công trình tôn giáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. Nhà thờ Ka Đơn (dòng Vinh Sơn), lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế.
Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. Trước đó, bản thiết kế của nhà thờ cũng được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 2011.
Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một công trình tôn giáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. Nhà thờ Ka Đơn (dòng Vinh Sơn), lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế.
Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. Trước đó, bản thiết kế của nhà thờ cũng được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 2011.
Nhà thờ hoàn thành vào tháng 7/2014 sau hơn 4 năm thi công. Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này” - ý tưởng ban đầu của Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
Nhà thờ hoàn thành vào tháng 7/2014 sau hơn 4 năm thi công. Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này” - ý tưởng ban đầu của Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
Vật liệu chính xây dựng là gỗ thông địa phương và mái ngói đỏ. Nhờ đó, chánh điện nhà thờ Ka Đơn có không gian gần gũi và thoáng rộng, tận dụng nguồn sáng tự nhiên ùa vào.
Vật liệu chính xây dựng là gỗ thông địa phương và mái ngói đỏ. Nhờ đó, chánh điện nhà thờ Ka Đơn có không gian gần gũi và thoáng rộng, tận dụng nguồn sáng tự nhiên ùa vào.
Mái nhà thờ được thiết kế đơn giản, cách điệu từ mái nhà rông Tây Nguyên.
Khác với các công trình nhà thờ, không gian thánh lễ lớn trên thế giới, Nhà thờ Ka Đơn không hoành tráng, mà được thiết kế thành một công trình thấp, nép mình dưới những tán thông.
Khác với các công trình nhà thờ, không gian thánh lễ lớn trên thế giới, Nhà thờ Ka Đơn không hoành tráng, mà được thiết kế thành một công trình thấp, nép mình dưới những tán thông.
Những thanh gỗ thông nhỏ xếp song song bên trong trông như những bức “rèm” cách điệu.
Không gian nhà thờ có thể đón hơn 3.000 người đến dự lễ.
Tượng Chúa trong không gian chánh điện nhà thờ Ka Đơn.
Du khách đứng trước Tượng Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Với vẻ đẹp hoà với thiên nhiên, nhà thờ Ka Đơn đã góp phần tôn vinh những nét đẹp văn hóa của đồng bào Churu, cũng như góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Du khách đứng trước Tượng Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Với vẻ đẹp hoà với thiên nhiên, nhà thờ Ka Đơn đã góp phần tôn vinh những nét đẹp văn hóa của đồng bào Churu, cũng như góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Hồng Hà