Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic trên hòn đảo Ile de la Cite của Paris (Pháp). Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Ảnh: Westcoaster.
Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic trên hòn đảo Ile de la Cite của Paris (Pháp). Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Ảnh: Westcoaster.
Được xây dựng từ năm 1163 gần sông Seine, công trình kiến trúc này phải mất gần 200 năm mới hoàn thành. Nhà thờ đã tồn tại hơn 850 năm, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố. Ảnh: Westcoaster.
Được xây dựng từ năm 1163 gần sông Seine, công trình kiến trúc này phải mất gần 200 năm mới hoàn thành. Nhà thờ đã tồn tại hơn 850 năm, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố. Ảnh: Westcoaster.
Mặt sau nhà thờ nhìn từ phía đường Quai de la Tournelle. Tòa tháp ở giữa cao 92 m, được xây dựng lại vào thế kỷ 19. Ảnh: Adam Brokes.
Mặt sau nhà thờ nhìn từ phía đường Quai de la Tournelle. Tòa tháp ở giữa cao 92 m, được xây dựng lại vào thế kỷ 19. Ảnh: Adam Brokes.
Bên hông Nhà thờ Đức Bà có ô cửa sổ lớn, đường kính lên tới 13 m có tác dụng lấy sáng cho không gian bên trong. Hai tòa tháp ở mặt tiền cao 69 m và là điểm cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành vào năm 1889. Ảnh: Jimmy Palhano.
Bên hông Nhà thờ Đức Bà có ô cửa sổ lớn, đường kính lên tới 13 m có tác dụng lấy sáng cho không gian bên trong. Hai tòa tháp ở mặt tiền cao 69 m và là điểm cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành vào năm 1889. Ảnh: Jimmy Palhano.
Mặt tiền của tòa nhà có thiết kế đối xứng với hai tòa tháp và 3 cổng với các hình điêu khắc mô tả những câu chuyện trong Kinh Thánh. Bên trái của nhà thờ là phần cầu thang đưa du khách lên tháp chuông, nơi đại văn hào Victor Hugo từng chọn làm bối cảnh xuất hiện của Quasimodo trong tác phẩm “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Tháp bên phải là nơi đặt chiếc chuông lớn có tên Emmanuel, nặng hơn 13 tấn. Ảnh: Wikipedia.
Mặt tiền của tòa nhà có thiết kế đối xứng với hai tòa tháp và 3 cổng với các hình điêu khắc mô tả những câu chuyện trong Kinh Thánh. Bên trái của nhà thờ là phần cầu thang đưa du khách lên tháp chuông, nơi đại văn hào Victor Hugo từng chọn làm bối cảnh xuất hiện của Quasimodo trong tác phẩm “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Tháp bên phải là nơi đặt chiếc chuông lớn có tên Emmanuel, nặng hơn 13 tấn. Ảnh: Wikipedia.
Bức tượng thánh Denis không đầu là tác phẩm rất nổi tiếng tại nhà thờ. Theo các thánh tích ghi lại, ông là vị giám mục của Paris vào thế kỷ thứ 3. Thánh Denis bị kết tội chặt đầu vì những tôn giáo khác cho rằng ông đã khiến nhiều người cải đạo theo Công giáo. Sau khi chiếc đầu bị cắt đứt, Denis được cho là đã nhặt nó lên và đi vài dặm từ đỉnh đồi, vừa đi vừa giảng đạo đến khi ngã xuống. Ảnh: Optitech.
Bức tượng thánh Denis không đầu là tác phẩm rất nổi tiếng tại nhà thờ. Theo các thánh tích ghi lại, ông là vị giám mục của Paris vào thế kỷ thứ 3. Thánh Denis bị kết tội chặt đầu vì những tôn giáo khác cho rằng ông đã khiến nhiều người cải đạo theo Công giáo. Sau khi chiếc đầu bị cắt đứt, Denis được cho là đã nhặt nó lên và đi vài dặm từ đỉnh đồi, vừa đi vừa giảng đạo đến khi ngã xuống. Ảnh: Optitech.
Một trong số 56 bức tượng chimera nằm trên hành lang kết nối 2 tháp chuông. Những bức tượng này là các con vật kỳ quái xuất hiện trong các truyền thuyết phương Tây. Trước đây, chúng là những biểu tượng của tà ác và nguy hiểm, đe dọa những người không tuân theo giáo lý nhà thờ. Ảnh: Pinterest.
Một trong số 56 bức tượng chimera nằm trên hành lang kết nối 2 tháp chuông. Những bức tượng này là các con vật kỳ quái xuất hiện trong các truyền thuyết phương Tây. Trước đây, chúng là những biểu tượng của tà ác và nguy hiểm, đe dọa những người không tuân theo giáo lý nhà thờ. Ảnh: Pinterest.
Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris với mái vòm cao 43 m. Là nhà thờ của Tổng giáo phận Paris, Notre-Dame (tên tiếng Pháp của nhà thờ) là thánh đường của Tổng giám mục Paris. Theo thống kê, khoảng 13 triệu người đến tham quan nhà thờ Đức Bà hàng năm, đồng nghĩa với con số trung bình hơn 35.000 du khách mỗi ngày. Địa danh này đã trở thành nơi được viếng thăm nhiều nhất ở Paris. Ảnh: Sebastien Gaborit.
Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris với mái vòm cao 43 m. Là nhà thờ của Tổng giáo phận Paris, Notre-Dame (tên tiếng Pháp của nhà thờ) là thánh đường của Tổng giám mục Paris. Theo thống kê, khoảng 13 triệu người đến tham quan nhà thờ Đức Bà hàng năm, đồng nghĩa với con số trung bình hơn 35.000 du khách mỗi ngày. Địa danh này đã trở thành nơi được viếng thăm nhiều nhất ở Paris. Ảnh: Sebastien Gaborit.
Cửa sổ kính màu, đặc biệt là những cửa sổ hoa hồng, là một trong những đặc điểm nổi tiếng nhất của nhà thờ Đức Bà. Những ô kính đã được thay thế trong thế kỷ 19 sau nhiều dự án trùng tu nhưng nội dung vẽ trên kính vẫn là những câu chuyện trong Kinh thánh như trước. Ảnh: Westcoaster.
Cửa sổ kính màu, đặc biệt là những cửa sổ hoa hồng, là một trong những đặc điểm nổi tiếng nhất của nhà thờ Đức Bà. Những ô kính đã được thay thế trong thế kỷ 19 sau nhiều dự án trùng tu nhưng nội dung vẽ trên kính vẫn là những câu chuyện trong Kinh thánh như trước. Ảnh: Westcoaster.
Nhà thờ Đức Bà Paris miễn phí tham quan. Du khách sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn leo lên 422 bậc thang xoắn ốc dẫn tới đỉnh các tháp chuông để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố xung quanh.
Nhà thờ Đức Bà Paris có địa chỉ tại số 6 Parvis Notre-Dame - Pl. Jean-Paul II, 75004 Paris, Pháp. Giờ mở cửa từ 7h45 đến 18h45 các ngày trong tuần và từ 7h15 đến 18h45 các ngày cuối tuần. Khu tháp mở cửa từ 10h đến 18h30 hàng ngày. Ảnh: Eva Schuster.
Nhà thờ Đức Bà Paris miễn phí tham quan. Du khách sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn leo lên 422 bậc thang xoắn ốc dẫn tới đỉnh các tháp chuông để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố xung quanh.
Nhà thờ Đức Bà Paris có địa chỉ tại số 6 Parvis Notre-Dame - Pl. Jean-Paul II, 75004 Paris, Pháp. Giờ mở cửa từ 7h45 đến 18h45 các ngày trong tuần và từ 7h15 đến 18h45 các ngày cuối tuần. Khu tháp mở cửa từ 10h đến 18h30 hàng ngày. Ảnh: Eva Schuster.
Kiều Dương
Theo Westcoaster
- Bức tượng bị 'quấy rối' nhiều nhất nước Pháp
- Tấm ảnh Eiffel như nhảy múa khiến cộng đồng mạng xôn xao