Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trở nên nổi bật bởi hàng nghìn bát đĩa được đắp nổi khắp nhà, từ cổng, cầu thang tới các phòng.
Từng là thợ mộc, trong một lần đến sơn bàn ghế cho một gia đình làm nghề buôn bán đồ cổ ở huyện, ông Trường được tiếp xúc nhiều món đồ, thấy thích và buôn đồ cổ từ đó. Ông kể, ban đầu chỉ sưu tầm với mục đích làm kinh tế, nhưng sau thấy tình trạng "chảy máu cổ vật" qua nước ngoài và cùng lúc căn nhà xuống cấp nên ông đem đồ gắn hết lên nhà.
Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trở nên nổi bật bởi hàng nghìn bát đĩa được đắp nổi khắp nhà, từ cổng, cầu thang tới các phòng.
Từng là thợ mộc, trong một lần đến sơn bàn ghế cho một gia đình làm nghề buôn bán đồ cổ ở huyện, ông Trường được tiếp xúc nhiều món đồ, thấy thích và buôn đồ cổ từ đó. Ông kể, ban đầu chỉ sưu tầm với mục đích làm kinh tế, nhưng sau thấy tình trạng "chảy máu cổ vật" qua nước ngoài và cùng lúc căn nhà xuống cấp nên ông đem đồ gắn hết lên nhà.
Một góc tường nhà ông Trường gắn đủ thứ như vôlăng thuyền, chai lọ và nhiều nhất là bát đĩa.
"Tôi bắt đầu buôn đồ cổ từ năm 1986, lúc mới 24 tuổi. Hồi đó đi bằng xe đạp, đến các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Cứ khi nào mua đầy xe thì cho vào bao, rồi gửi xe đò về", nhà sưu tập kể.
Một góc tường nhà ông Trường gắn đủ thứ như vôlăng thuyền, chai lọ và nhiều nhất là bát đĩa.
"Tôi bắt đầu buôn đồ cổ từ năm 1986, lúc mới 24 tuổi. Hồi đó đi bằng xe đạp, đến các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Cứ khi nào mua đầy xe thì cho vào bao, rồi gửi xe đò về", nhà sưu tập kể.
"Để xây được căn nhà như hôm nay, tôi gặp rất nhiều trở ngại. Kinh tế không có, gia đình không hưởng ứng, nhưng do mình say mê nên cố lắm mới làm được. Mất nhiều công sức và thời gian lắm", ông Trường nói.
"Để xây được căn nhà như hôm nay, tôi gặp rất nhiều trở ngại. Kinh tế không có, gia đình không hưởng ứng, nhưng do mình say mê nên cố lắm mới làm được. Mất nhiều công sức và thời gian lắm", ông Trường nói.
Trong số đồ mà ông sưu tầm thì lượng đĩa chiếm hơn một nửa.
"Người ta bảo tôi bị hâm, chơi đồ cổ mà gắn lên tường như vậy chẳng khác nào phá hoại đồ. Tôi lại nghĩ, chỉ có cách gắn hết lên tường như vậy mới bảo vệ được những di sản mà ông cha ta để lại, làm như vậy mới cất giữ được nhiều cổ vật mà không lo bị mất trộm hay bị gạ bán", ông nói.
"Người ta bảo tôi bị hâm, chơi đồ cổ mà gắn lên tường như vậy chẳng khác nào phá hoại đồ. Tôi lại nghĩ, chỉ có cách gắn hết lên tường như vậy mới bảo vệ được những di sản mà ông cha ta để lại, làm như vậy mới cất giữ được nhiều cổ vật mà không lo bị mất trộm hay bị gạ bán", ông nói.
Căn nhà của ông Trường có diện tích 114 m2, gồm 4 phòng ngủ và một phòng khách. Tại phòng khách các mảng tường được ông gắn lên các loại bát đĩa cổ, vẫn giữ nguyên hình dáng bên ngoài.
Căn nhà của ông Trường có diện tích 114 m2, gồm 4 phòng ngủ và một phòng khách. Tại phòng khách các mảng tường được ông gắn lên các loại bát đĩa cổ, vẫn giữ nguyên hình dáng bên ngoài.
Bờ tường trong và bên ngoài căn nhà đều được trang trí bởi các món đồ được ông mua về.
Căn phòng nhỏ nhất khoảng 8 m2, là nơi ông Trường thường nghỉ ngơi và trò chuyện cùng con cháu.
Bà Nguyễn Thị An, 85 tuổi, mẹ ông Trường kể: "Nghe ở đâu có bát đĩa cổ là nó tìm đến mua. Không có tiền thì nó đi vay để mua cho bằng được món đồ mình thích. Nó đi suốt ngày, cuộc sống gia đình dựa vào vợ".
Bà Nguyễn Thị An, 85 tuổi, mẹ ông Trường kể: "Nghe ở đâu có bát đĩa cổ là nó tìm đến mua. Không có tiền thì nó đi vay để mua cho bằng được món đồ mình thích. Nó đi suốt ngày, cuộc sống gia đình dựa vào vợ".
"Có bao nhiều tiền, nhà tôi đều mua hết đồ cổ. Có lần đi mua hết tiền, xe hết xăng, ông ấy phải dắt bộ gần 20 km về nhà. Gia đình can ngăn, nhưng thấy ông mê quá thì biết làm sao. Nhưng giờ, mới thấy căn nhà tôi là quý nhất", bà Hồ Thị Nga, 57 tuổi, vợ ông Trường cho biết.
"Có bao nhiều tiền, nhà tôi đều mua hết đồ cổ. Có lần đi mua hết tiền, xe hết xăng, ông ấy phải dắt bộ gần 20 km về nhà. Gia đình can ngăn, nhưng thấy ông mê quá thì biết làm sao. Nhưng giờ, mới thấy căn nhà tôi là quý nhất", bà Hồ Thị Nga, 57 tuổi, vợ ông Trường cho biết.
Một góc nhà ông Trường trong xóm.
"Tôi dặn các con sau này lấy vợ có tiền thì mua đất xây nhà khác để ở, chứ không được bán hay đập phá căn nhà này, vì nó là tâm huyết của cả cuộc đời tôi", ông Trường nói.
Một góc nhà ông Trường trong xóm.
"Tôi dặn các con sau này lấy vợ có tiền thì mua đất xây nhà khác để ở, chứ không được bán hay đập phá căn nhà này, vì nó là tâm huyết của cả cuộc đời tôi", ông Trường nói.
Hữu Khoa