Lúc 17h, triều cường gây ngập nhiều tuyến đường ở khu vực trũng thấp tại TP HCM như đường Lương Định Của (TP Thủ Đức), Trần Xuân Soạn (quận 7), Tôn Thất Thuyết (quận 4)...
Tại TP Thủ Đức, gần 200 m đường Lương Định Của ngập tới nửa bánh xe, nhiều phương tiện chết máy. Đoạn đường này đang được thi công mở rộng, tạo thành vũng sâu, lầy lội gây khó khăn cho phương tiện đi lại.
Lúc 17h, triều cường gây ngập nhiều tuyến đường ở khu vực trũng thấp tại TP HCM như đường Lương Định Của (TP Thủ Đức), Trần Xuân Soạn (quận 7), Tôn Thất Thuyết (quận 4)...
Tại TP Thủ Đức, gần 200 m đường Lương Định Của ngập tới nửa bánh xe, nhiều phương tiện chết máy. Đoạn đường này đang được thi công mở rộng, tạo thành vũng sâu, lầy lội gây khó khăn cho phương tiện đi lại.
Chủ xe cùng người dân ven đường dốc ngược phương tiện để nước ra khỏi pô. "Ngày nào tôi cũng qua đoạn này mà không để ý hôm nay có triều", nam công nhân nói.
Chủ xe cùng người dân ven đường dốc ngược phương tiện để nước ra khỏi pô. "Ngày nào tôi cũng qua đoạn này mà không để ý hôm nay có triều", nam công nhân nói.
Nước dâng cao, lòng đường trũng khiến một vài ôtô chết máy. Tài xế cùng người dân phải lội nước để đẩy xe vào đoạn cao ráo hơn, chờ nước rút.
Nước dâng cao, lòng đường trũng khiến một vài ôtô chết máy. Tài xế cùng người dân phải lội nước để đẩy xe vào đoạn cao ráo hơn, chờ nước rút.
Lúc 18h, sau hơn một tiếng "giậm chân tại chỗ" trong nước, ôtô của anh Đồng không thể khởi động lại. "Tôi gọi hàng chục cuộc cứu hộ mà vẫn chưa ai tới. Đoạn đường này thi công bao năm nay mãi chưa xong, cứ mưa to và triều cường là ngập sâu lút bánh xe", anh Đồng nói.
Lúc 18h, sau hơn một tiếng "giậm chân tại chỗ" trong nước, ôtô của anh Đồng không thể khởi động lại. "Tôi gọi hàng chục cuộc cứu hộ mà vẫn chưa ai tới. Đoạn đường này thi công bao năm nay mãi chưa xong, cứ mưa to và triều cường là ngập sâu lút bánh xe", anh Đồng nói.
Gần đó, người dân điều tiết giao thông, cảnh báo các xe tránh đi vào vũng ngập, ổ gà trên đường.
Nhiều tài xế dừng ôtô, xếp hàng dài chờ nước rút khi đi qua đây.
Cách đó khoảng 6 km, trên đường Calmette (quận 1), anh Mã Thanh Tuấn dùng xà beng gỡ nắp cống để móc rác, thoát nước. "Rác bít hết miệng cống, nước không thoát được. Mỗi lần mưa ngập, triều cường, tôi đều phải làm như này", nam dân phòng nói.
Cách đó khoảng 6 km, trên đường Calmette (quận 1), anh Mã Thanh Tuấn dùng xà beng gỡ nắp cống để móc rác, thoát nước. "Rác bít hết miệng cống, nước không thoát được. Mỗi lần mưa ngập, triều cường, tôi đều phải làm như này", nam dân phòng nói.
Trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7), nước từ Kênh Tẻ tràn vào khiến hàng chục hộ dân dọc các con hẻm cũng bị ngập.
Trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7), nước từ Kênh Tẻ tràn vào khiến hàng chục hộ dân dọc các con hẻm cũng bị ngập.
Để ngăn nước, anh Hà (40 tuổi) dùng bao chứa cát làm "đê" trước cửa nhà.
Nước tràn vào nhà bà Dung, hẻm 331 đường Trần Xuân Soạn khiến gia đình phải kê cao đồ đạc tránh ngập.
Nước tràn vào nhà bà Dung, hẻm 331 đường Trần Xuân Soạn khiến gia đình phải kê cao đồ đạc tránh ngập.
Đến 18h30, nước rút dần, giao thông qua đoạn đường Lương Định Của, Trần Xuân Soạn và một số tuyến khác dần ổn định.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo mực nước vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn lên nhanh trong những ngày đầu tháng 11. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 6 – 7/11 ở mức cao hơn báo động III từ 0,05 đến 0,10 m, cao nhất trong năm. Dự báo vào ngày mai, triều cường đạt mức 1,69 - 1,7 m tại trạm Phú An và Nhà Bè. Thời gian xuất hiện đỉnh triều 4h30-5h và 17-18h.
Đến 18h30, nước rút dần, giao thông qua đoạn đường Lương Định Của, Trần Xuân Soạn và một số tuyến khác dần ổn định.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo mực nước vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn lên nhanh trong những ngày đầu tháng 11. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 6 – 7/11 ở mức cao hơn báo động III từ 0,05 đến 0,10 m, cao nhất trong năm. Dự báo vào ngày mai, triều cường đạt mức 1,69 - 1,7 m tại trạm Phú An và Nhà Bè. Thời gian xuất hiện đỉnh triều 4h30-5h và 17-18h.
Đình Văn - Quỳnh Trần - Thành Nguyễn