Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chua Ta hiện có 437 học sinh nhưng chỉ có 15 phòng học. Cô hiệu phó Phạm Thị Phương cho biết hiện trường thiếu khoảng 6 phòng học, trong đó ba phòng dành cho học văn hóa, ba phòng cho các môn âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chua Ta hiện có 437 học sinh nhưng chỉ có 15 phòng học. Cô hiệu phó Phạm Thị Phương cho biết hiện trường thiếu khoảng 6 phòng học, trong đó ba phòng dành cho học văn hóa, ba phòng cho các môn âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh.
Để có chỗ cho học sinh, hơn một năm nay, trường tận dụng không gian khu nhà kho, phòng hội đồng để kê bàn ghế, bảng dùng tạm. “Ở đâu có mái che sẽ được tận dụng để làm phòng học”, cô Phương nói.
Cô hiệu phó cho biết tình trạng thiếu phòng học diễn ra từ năm 2004. Dù nỗ lực khắc phục nhưng học sinh mỗi năm một tăng, riêng năm 2024 tăng thêm hơn 100 em dẫn đến tình trạng thiếu lớp trầm trọng.
Để có chỗ cho học sinh, hơn một năm nay, trường tận dụng không gian khu nhà kho, phòng hội đồng để kê bàn ghế, bảng dùng tạm. “Ở đâu có mái che sẽ được tận dụng để làm phòng học”, cô Phương nói.
Cô hiệu phó cho biết tình trạng thiếu phòng học diễn ra từ năm 2004. Dù nỗ lực khắc phục nhưng học sinh mỗi năm một tăng, riêng năm 2024 tăng thêm hơn 100 em dẫn đến tình trạng thiếu lớp trầm trọng.
Nhà kho chứa tài liệu, sách, đồ dùng của nhà trường nay là phòng học của 36 học sinh lớp 5A2, do thầy Lo Văn Chấng, 42 tuổi, làm chủ nhiệm. Thầy cho biết căn phòng lợp mái tôn dài khoảng 20 m, xung quanh là hai, ba lớp học liền kề khiến thầy phải mua micro để các em nghe rõ hơn. Tuần hai, ba lần, học sinh luân phiên đổi chỗ để nghe rõ bài giảng.
Nhà kho chứa tài liệu, sách, đồ dùng của nhà trường nay là phòng học của 36 học sinh lớp 5A2, do thầy Lo Văn Chấng, 42 tuổi, làm chủ nhiệm. Thầy cho biết căn phòng lợp mái tôn dài khoảng 20 m, xung quanh là hai, ba lớp học liền kề khiến thầy phải mua micro để các em nghe rõ hơn. Tuần hai, ba lần, học sinh luân phiên đổi chỗ để nghe rõ bài giảng.
Không chỉ tiếng ồn, những ngày nhiệt độ cao khiến thầy và trò chật vật chống nóng. Thương học sinh, thầy Chấng mua chiếc quạt điện nhỏ, trong giờ liên tục di chuyển đến từng nhóm để làm dịu cơn nóng, nhưng không đáng kể.
Thầy kể, thời tiết ở đây thất thường, có ngày mưa dông, gió rít đập mạnh vào mái tôn, tưởng sắp lật tung, lúc nắng 37-38 độ cả thầy trò ngồi học, người ướt đẫm mồ hôi.
Không chỉ tiếng ồn, những ngày nhiệt độ cao khiến thầy và trò chật vật chống nóng. Thương học sinh, thầy Chấng mua chiếc quạt điện nhỏ, trong giờ liên tục di chuyển đến từng nhóm để làm dịu cơn nóng, nhưng không đáng kể.
Thầy kể, thời tiết ở đây thất thường, có ngày mưa dông, gió rít đập mạnh vào mái tôn, tưởng sắp lật tung, lúc nắng 37-38 độ cả thầy trò ngồi học, người ướt đẫm mồ hôi.
Một số lớp tạm thiếu bàn ghế, học sinh phải khiêng bổ sung, dùng xong lại cất gọn vào một khu.
Ngay cả phòng hội đồng của giáo viên rộng hơn 50 m2 cũng phải ngăn đôi thành lớp 2A1 và phòng tin học. Các thầy cô muốn họp phải chờ khi phòng trống hoặc học sinh tan ca.
Thầy Hù A Chứ, 40 tuổi, cho biết vách ngăn bằng gỗ mỏng dựng tạm không cách âm, nhiều lúc ồn ào nhưng chưa có phương án giải quyết. “Thà có còn hơn không, nếu không tận dụng không gian này chẳng biết lúc nào học sinh mới tiếp cận được công nghệ”, thầy Chứ nói.
Ngay cả phòng hội đồng của giáo viên rộng hơn 50 m2 cũng phải ngăn đôi thành lớp 2A1 và phòng tin học. Các thầy cô muốn họp phải chờ khi phòng trống hoặc học sinh tan ca.
Thầy Hù A Chứ, 40 tuổi, cho biết vách ngăn bằng gỗ mỏng dựng tạm không cách âm, nhiều lúc ồn ào nhưng chưa có phương án giải quyết. “Thà có còn hơn không, nếu không tận dụng không gian này chẳng biết lúc nào học sinh mới tiếp cận được công nghệ”, thầy Chứ nói.
Một khoảng sân trường được lợp mái tôn trở thành lớp mỹ thuật, âm nhạc. Cô Hoàng Thị Liên, 38 tuổi, giáo viên mỹ thuật cho biết hiện tại trường không có lớp riêng cho bộ môn, phải dùng tạm các phòng khác. Nhiều lúc thiếu phòng, cô trò lại đưa họa cụ ra ngoài trời để học.
“Nắng thì đỡ nhưng mưa cô trò chạy vào khu nhà ăn hoặc tận dụng những nơi có mái che trong trường đứng học tiếp”, cô Liên nói.
Một khoảng sân trường được lợp mái tôn trở thành lớp mỹ thuật, âm nhạc. Cô Hoàng Thị Liên, 38 tuổi, giáo viên mỹ thuật cho biết hiện tại trường không có lớp riêng cho bộ môn, phải dùng tạm các phòng khác. Nhiều lúc thiếu phòng, cô trò lại đưa họa cụ ra ngoài trời để học.
“Nắng thì đỡ nhưng mưa cô trò chạy vào khu nhà ăn hoặc tận dụng những nơi có mái che trong trường đứng học tiếp”, cô Liên nói.
Vừa đứng vẽ vừa giữ khung vì ngoài trời gió to, Sùng A Dế, lớp 5A1 nói mơ ước được ngồi trong lớp đầy đủ bàn ghế, thỏa thích vẽ, không lo nắng phải trốn, mưa phải chạy.
Vừa đứng vẽ vừa giữ khung vì ngoài trời gió to, Sùng A Dế, lớp 5A1 nói mơ ước được ngồi trong lớp đầy đủ bàn ghế, thỏa thích vẽ, không lo nắng phải trốn, mưa phải chạy.
Không chỉ thiếu phòng học, khu bán trú chia làm ba phòng, mỗi phòng chừng 40 m2 của hơn 265 em cũng chật chội, nhiều mảng trần và tường bong tróc không thể sửa chữa.
Không chỉ thiếu phòng học, khu bán trú chia làm ba phòng, mỗi phòng chừng 40 m2 của hơn 265 em cũng chật chội, nhiều mảng trần và tường bong tróc không thể sửa chữa.
Thanh Nga
Tiếp thêm động lực đến trường cho các em nhỏ huyện Điện Biên Đông, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress tiếp tục nhận quyên góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mỗi sự chung tay của quý độc giả là thêm một tia sáng gửi thế hệ tương lai. Quý độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.