Lúc 16h ngày 18/10, tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM, nước từ kênh Tẻ bắt đầu dâng tràn vào bờ. Khoảng một tiếng sau, cả con đường dài gần 3 km mênh mông nước khi triều cường đạt đỉnh.
Lúc 16h ngày 18/10, tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM, nước từ kênh Tẻ bắt đầu dâng tràn vào bờ. Khoảng một tiếng sau, cả con đường dài gần 3 km mênh mông nước khi triều cường đạt đỉnh.
"Tôi sống ở khu này từ nhỏ giờ, ngày xưa nước dâng cũng chỉ mấp mè bờ kênh Tẻ chứ không ngập cả đường như bây giờ", bà Trần Thu Cúc, 50 tuổi, nói, vừa men theo lan can bờ kênh để tránh ngập.
"Tôi sống ở khu này từ nhỏ giờ, ngày xưa nước dâng cũng chỉ mấp mè bờ kênh Tẻ chứ không ngập cả đường như bây giờ", bà Trần Thu Cúc, 50 tuổi, nói, vừa men theo lan can bờ kênh để tránh ngập.
Khu chợ dưới gầm cầu Tân Thuận nước ngập lênh láng, các tiểu thương phải kê cao hàng để buôn bán.
Vừa bán hàng cho khách, bà Thu Hằng (góc phải) cho biết: "Con đường này cứ vào khoảng ba tháng cuối năm là khổ nhất khi mưa nhiều kết hợp triều cường gây ngập suốt".
Khu chợ dưới gầm cầu Tân Thuận nước ngập lênh láng, các tiểu thương phải kê cao hàng để buôn bán.
Vừa bán hàng cho khách, bà Thu Hằng (góc phải) cho biết: "Con đường này cứ vào khoảng ba tháng cuối năm là khổ nhất khi mưa nhiều kết hợp triều cường gây ngập suốt".
Nước dâng cao kéo theo bùn đất, rác thải trôi lềnh bềnh trên đường Trần Xuân Soạn.
18h, sâu trong chợ, khá nhiều tiểu thương phải dọn hàng sớm. Sau khi cất kỹ mấy sọt trái cây, một tiểu thương đi ủng ngồi trước cửa đợi nước rút để dọn nhà.
18h, sâu trong chợ, khá nhiều tiểu thương phải dọn hàng sớm. Sau khi cất kỹ mấy sọt trái cây, một tiểu thương đi ủng ngồi trước cửa đợi nước rút để dọn nhà.
Tại đoạn gần cầu Tân Thuận, ông Bi Anh buộc các tấm bạt vào cửa nhà để làm "đê" chắn nước.
Nằm ngay mặt đường, nhà bà Lan, 60 tuổi, bị nước dâng đến gần đầu gối, từ phòng khách đến phòng ngủ, nhà vệ sinh đều lênh láng nước.
Nằm ngay mặt đường, nhà bà Lan, 60 tuổi, bị nước dâng đến gần đầu gối, từ phòng khách đến phòng ngủ, nhà vệ sinh đều lênh láng nước.
Cạnh nhà bà Lan, cửa hàng của chị Phan Thị Mận cũng bị nước tràn vào nhà. "Tôi thuê ở đây buôn bán nên không có nâng nền được. Cả tháng nay, chiều nào cũng phải kê cao đồ đạc, hàng hóa để không bị hư hỏng", người phụ nữ 37 tuổi nói.
Cạnh nhà bà Lan, cửa hàng của chị Phan Thị Mận cũng bị nước tràn vào nhà. "Tôi thuê ở đây buôn bán nên không có nâng nền được. Cả tháng nay, chiều nào cũng phải kê cao đồ đạc, hàng hóa để không bị hư hỏng", người phụ nữ 37 tuổi nói.
Khu nhà tắm của nhà chị Mận đồ đạc trôi khắp nơi, dòng nước đen ngòm tràn vào.
Cửa hàng của bán đồ gia dụng của bà Nguyễn Thị Lệ cũng thành "ao" nước. Chủ nhà mất hàng giờ để kê hàng hóa lên cao. "Hơn 15 năm qua tôi đã nhiều lần nâng nền nhà. Ngày xưa từ nền đến trần cao gần 4 m, giờ chưa đến 2 m vậy mà vẫn ngập", bè Lệ nói.
Cửa hàng của bán đồ gia dụng của bà Nguyễn Thị Lệ cũng thành "ao" nước. Chủ nhà mất hàng giờ để kê hàng hóa lên cao. "Hơn 15 năm qua tôi đã nhiều lần nâng nền nhà. Ngày xưa từ nền đến trần cao gần 4 m, giờ chưa đến 2 m vậy mà vẫn ngập", bè Lệ nói.
Tại con hẻm 66 Trần Xuân Soạn, chị Nhung tát nước ra khỏi nhà. Chị cho biết, mỗi lần mưa ngập nước tràn vào nhà phải mất vài tiếng mới rút.
Tại con hẻm 66 Trần Xuân Soạn, chị Nhung tát nước ra khỏi nhà. Chị cho biết, mỗi lần mưa ngập nước tràn vào nhà phải mất vài tiếng mới rút.
Lúc 19h, nước rút dần nhưng nhiều đoạn vẫn còn ngập khá sâu. Bà Nguyễn Thị Hai (ở giữa) phải vịn vai bạn để qua đường. "Tôi mới mổ chân nên còn đau lắm, phải có người dìu mới đi được, chứ ngập thế này nhỡ vấp phải ổ gà thì mệt", bà Hai nói.
Hai ngày qua, mực nước tại các trạm hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường đầu tháng Chín (âm lịch). Đỉnh triều lúc 17h đến 19h ngày 18 và 19/10 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn), Nhà Bè ở mức 1,65 – 1,7 m (cao hơn báo động 3 từ 0,05 đến 0,1 m).
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết đây là kỳ triều cao trong năm và khi có mưa lớn sẽ gây ngập ở các nơi địa hình thấp như quận 7, 8, Bình Thạnh, Nhà Bè... Ngoài ra, áp thấp nhiệt đời nối với dải hội tụ nhiệt đới đi ngang Nam Trung Bộ làm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khiến TP HCM và các tỉnh Nam Bộ có mưa to trên diện rộng.
Lúc 19h, nước rút dần nhưng nhiều đoạn vẫn còn ngập khá sâu. Bà Nguyễn Thị Hai (ở giữa) phải vịn vai bạn để qua đường. "Tôi mới mổ chân nên còn đau lắm, phải có người dìu mới đi được, chứ ngập thế này nhỡ vấp phải ổ gà thì mệt", bà Hai nói.
Hai ngày qua, mực nước tại các trạm hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường đầu tháng Chín (âm lịch). Đỉnh triều lúc 17h đến 19h ngày 18 và 19/10 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn), Nhà Bè ở mức 1,65 – 1,7 m (cao hơn báo động 3 từ 0,05 đến 0,1 m).
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết đây là kỳ triều cao trong năm và khi có mưa lớn sẽ gây ngập ở các nơi địa hình thấp như quận 7, 8, Bình Thạnh, Nhà Bè... Ngoài ra, áp thấp nhiệt đời nối với dải hội tụ nhiệt đới đi ngang Nam Trung Bộ làm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khiến TP HCM và các tỉnh Nam Bộ có mưa to trên diện rộng.
Người dân hì hục đẩy xe máy trên đường ngập. Video: Tuấn Việt.
Quỳnh Trần