![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-26-1737821939.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fuB6NEhxyQTw4sdQ3w19ow)
Nhà cổ Trần Văn Hổ nằm trên đường Bạch Đằng, đối diện sông Sài Gòn, cạnh chợ Thủ Dầu Một là di tích nghệ thuật kiến trúc độc đáo vẫn giữ được nét cổ kính dù đã hơn 120 năm tuổi.
Mặt chính căn nhà hướng Tây Nam, xưa gồm nhà chính, nhà phụ, khu chuồng ngựa, song hiện nay chỉ còn lại nhà chính khoảng 200 m2, đây là ngôi nhà lớn của gia đình được dùng chủ yếu là để thờ cúng ở gian giữa.
Nhà cổ Trần Văn Hổ nằm trên đường Bạch Đằng, đối diện sông Sài Gòn, cạnh chợ Thủ Dầu Một là di tích nghệ thuật kiến trúc độc đáo vẫn giữ được nét cổ kính dù đã hơn 120 năm tuổi.
Mặt chính căn nhà hướng Tây Nam, xưa gồm nhà chính, nhà phụ, khu chuồng ngựa, song hiện nay chỉ còn lại nhà chính khoảng 200 m2, đây là ngôi nhà lớn của gia đình được dùng chủ yếu là để thờ cúng ở gian giữa.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-6-1737821917.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5o_3ArZq45S2I1YrhQvbsg)
Nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, ngôi nhà này được cha của ông Trần Văn Hổ (Đốc Phủ Sứ trong thời Pháp thuộc) là cụ Trần Văn Lân xây dựng năm 1890, hoàn thành sau ba năm. Do con cháu của chủ nhà đều chuyển ra nước ngoài sinh sống từ lâu, nên hiện ngôi nhà thuộc sự quản lý của Nhà nước.
Nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, ngôi nhà này được cha của ông Trần Văn Hổ (Đốc Phủ Sứ trong thời Pháp thuộc) là cụ Trần Văn Lân xây dựng năm 1890, hoàn thành sau ba năm. Do con cháu của chủ nhà đều chuyển ra nước ngoài sinh sống từ lâu, nên hiện ngôi nhà thuộc sự quản lý của Nhà nước.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-5-1737821910.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dOBB1ivEGAbKdddW2hI2gQ)
Căn nhà được xây dựng theo lối kiến trúc chữ "Đinh", thường gặp ở các ngôi nhà xưa. Trong nhà có đến 36 cột gỗ tròn, tạo cho ngôi nhà một sự cứng cáp, vững chãi. Từ ngoài bước vào thấy được cách bố trí hài hòa, đối xứng, nề nếp... của người xưa.
Căn nhà được xây dựng theo lối kiến trúc chữ "Đinh", thường gặp ở các ngôi nhà xưa. Trong nhà có đến 36 cột gỗ tròn, tạo cho ngôi nhà một sự cứng cáp, vững chãi. Từ ngoài bước vào thấy được cách bố trí hài hòa, đối xứng, nề nếp... của người xưa.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-8-1737821919.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iz5pZHYd8CnluU-2cWQkxg)
Bên trong căn nhà không gian rộng, thoáng với ba khu vực riêng biệt: nơi tiếp khách, nơi thờ cúng và sau cùng là nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ của gia chủ.
Ngôi nhà có thiết kế theo quy mô khép kín đặc trưng của nhà truyền thống trong những năm thế kỷ XIX. Theo các chuyên gia, căn nhà ít xuống cấp là nhờ các cột, kèo, tường và cửa được làm bằng gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến...
Bên trong căn nhà không gian rộng, thoáng với ba khu vực riêng biệt: nơi tiếp khách, nơi thờ cúng và sau cùng là nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ của gia chủ.
Ngôi nhà có thiết kế theo quy mô khép kín đặc trưng của nhà truyền thống trong những năm thế kỷ XIX. Theo các chuyên gia, căn nhà ít xuống cấp là nhờ các cột, kèo, tường và cửa được làm bằng gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến...
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-23-1737821931.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TxoJ3goHJuuXxaKSk_tuVQ)
Kết cấu bộ vì kèo theo kiểu nối cột cái với cột con bằng "chồng rường giả thủ" (hệ thống các thanh gỗ xếp chồng lên nhau và được chạm trổ tinh xảo) tạo không gian thoáng đãng, hệ thống kẻ ngòi phong phú gắn chặt xà, kẻ, bẫy vào đầu cột theo không gian 3 chiều.
Kết cấu bộ vì kèo theo kiểu nối cột cái với cột con bằng "chồng rường giả thủ" (hệ thống các thanh gỗ xếp chồng lên nhau và được chạm trổ tinh xảo) tạo không gian thoáng đãng, hệ thống kẻ ngòi phong phú gắn chặt xà, kẻ, bẫy vào đầu cột theo không gian 3 chiều.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-9-1737821920.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KdKMYvZ5b04Soozc7G6HrQ)
Theo ông Mai Văn Tới, 85 tuổi, người đang chăm sóc căn nhà cổ cho biết toàn bộ chữ và phong cảnh khắc trên gỗ trong nhà đều được khám từ loại ốc xà cừ nên có màu sắc óng ánh rất đẹp.
"Ngôi nhà được gia chủ thuê hơn 300 người từ Huế vào làm trong ba năm. Ngôi nhà vốn có mặt tiền ra sông Sài Gòn vì ngoài yếu tố phong thủy thì trước đây ông là một chủ đóng tàu", ông Tới nói.
Theo ông Mai Văn Tới, 85 tuổi, người đang chăm sóc căn nhà cổ cho biết toàn bộ chữ và phong cảnh khắc trên gỗ trong nhà đều được khám từ loại ốc xà cừ nên có màu sắc óng ánh rất đẹp.
"Ngôi nhà được gia chủ thuê hơn 300 người từ Huế vào làm trong ba năm. Ngôi nhà vốn có mặt tiền ra sông Sài Gòn vì ngoài yếu tố phong thủy thì trước đây ông là một chủ đóng tàu", ông Tới nói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-14-1737821928.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dbO_i1qfHqHMR7zCiU8aGg)
Một khung cửa chính được sơn son thiếp vàng bên cạnh những họa tiết cây cảnh bắt mắt.
Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo sự bề thế trang nghiêm, thể hiện sự tôn ti, nề nếp và phong cách vương quyền.
Một khung cửa chính được sơn son thiếp vàng bên cạnh những họa tiết cây cảnh bắt mắt.
Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo sự bề thế trang nghiêm, thể hiện sự tôn ti, nề nếp và phong cách vương quyền.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/26/nha-co-3-1737902430.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8xNdIPf2PoJ9-YxC4IQJbQ)
Toàn bộ nội thất được trang trí bên trong ngôi nhà đều thể hiện được sự đầy đủ và sung túc của gia chủ. Đặc biệt là bộ tủ chè, bàn ghế, tủ thờ, câu đối...
Toàn bộ nội thất được trang trí bên trong ngôi nhà đều thể hiện được sự đầy đủ và sung túc của gia chủ. Đặc biệt là bộ tủ chè, bàn ghế, tủ thờ, câu đối...
Một bóng đèn được thiết kế với bệ đỡ bằng đồng và sứ, bên trong chứa đèn dầu.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-11-1737821924.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hPabuRJtcSs24VjI_1h1hA)
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương qua thời gian đã phủ rêu phong, phía trên nóc nhà còn trang trí hồi văn, hình bát quái.
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương qua thời gian đã phủ rêu phong, phía trên nóc nhà còn trang trí hồi văn, hình bát quái.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-21-1737821935.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=O0l8zGq6RmdmViQ4ynfD2A)
Bên hông căn nhà cổ là mộ cổ của vợ chồng ông Trần Văn Hổ. Hiện con cháu của ông bà sống ở nhiều nơi trong và ngoài nước, thỉnh thoảng vẫn về thăm, thắp hương.
Bên hông căn nhà cổ là mộ cổ của vợ chồng ông Trần Văn Hổ. Hiện con cháu của ông bà sống ở nhiều nơi trong và ngoài nước, thỉnh thoảng vẫn về thăm, thắp hương.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/01/25/nha-co-19-1737821933.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=u2DtKmdaMNlmTEgOxIu85w)
Ông Tới cho biết mỗi sáng nhà cổ đều mở cửa đón khách, dịp giỗ của những người trong nhà đều làm mâm cơm, thắp hương tưởng nhớ họ.
Theo UBND TP Thủ Dầu Một, địa phương thường xuyên kiểm tra trùng tu, sửa chữa và bảo vệ căn nhà cổ để tạo thành điểm tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của người dân.
Ông Tới cho biết mỗi sáng nhà cổ đều mở cửa đón khách, dịp giỗ của những người trong nhà đều làm mâm cơm, thắp hương tưởng nhớ họ.
Theo UBND TP Thủ Dầu Một, địa phương thường xuyên kiểm tra trùng tu, sửa chữa và bảo vệ căn nhà cổ để tạo thành điểm tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của người dân.
Phước Tuấn