Viêm phụ khoa là bệnh thường gặp của chị em, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng sống. Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng 15-27%.
Thống kê cũng chỉ ra, trong số các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo là hay gặp nhất. Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không chỉ ở những phụ nữ đã lập gia đình, mà cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng mắc viêm âm đạo.
Theo bác sĩ Dung, nguyên nhân gây bệnh phụ khoa chủ yếu do vi khuẩn và nấm, đây là những sinh vật đơn bào, có kích thước rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường. Khi vi khuẩn có hại xâm nhập, chúng tấn công vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng môi trường âm đạo và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Bác sĩ Dung đặc biệt cảnh báo, nhiều chị em đi khám phụ khoa vì bị viêm đi, viêm lại nhiều lần nhưng không biết nguyên nhân vì sao. Sau khi thăm khám, nhận được sự tư vấn của bác sĩ và thay đổi thói quen hàng ngày, tình trạng viêm đã chấm dứt.
Chị Minh Hồng (35 tuổi, ở Hà Nội) bị viêm âm đạo tái lại nhiều lần suốt hai tháng. Đi khám ở nhiều cơ sở sản khoa, đều được chẩn đoán bị viêm hoặc nấm âm đạo. Sau khi vệ sinh, dùng thuốc điều trị khỏi vài ngày, tình trạng ngứa ngáy, viêm lại như cũ.
"Người phụ nữ này đến khám trong tình trạng âm đạo bị viêm, nấm. Quá trình thăm khám tôi phát hiện, chiếc quần nhỏ của bệnh nhân ố vàng ở phần đũng và khá ẩm ướt", bác sĩ Dung nói. Sau khám, ngoài chỉ định điều trị viêm, bác sĩ đề nghị người bệnh cần kiểm tra lại toàn bộ quần lót đang dùng. Nếu quần cũ, có ố vàng ở đũng cần bỏ ngay và hướng dẫn cách vệ sinh phù hợp. Một tháng sau, bệnh nhân đến khám lại với tâm trạng vui vẻ, hết tình trạng ngứa ngáy, không còn viêm nhiễm tái phát như trước.
Không chỉ phụ nữ có gia đình, bác sĩ Dung còn tiếp nhận trường hợp nữ sinh mới học cấp hai, chưa từng quan hệ tình dục nhưng âm đạo bị viêm đỏ vì không vệ sinh, thay đồ lót kịp thời và đúng cách.
Đó là một học sinh lớp bảy, ở Hà Nội. Nữ sinh này mới có kinh nguyệt, tuy nhiên không được hướng dẫn thay băng vệ sinh, xử lý khi máu kinh ra. Thậm chí, cô bé cả ngày mặc chiếc quần nhỏ đó, vẫn chơi đùa với các bạn bình thường.
"Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công ngược trở lại âm đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nề", bác sĩ Dung chia sẻ. Với trường hợp này, ngoài điều trị viêm, bác sĩ hướng dẫn cho cả mẹ và bé cách vệ sinh, thay đồ trong chu kỳ kinh nguyệt sao cho phù hợp với lứa tuổi vị thành niên.
Bác sĩ Dung đề nghị, các trường học từ bậc trung học cơ sở trở lên, cần phải đẩy mạnh giáo dục sức khỏe sinh sản, nhất là hướng dẫn trẻ nữ vệ sinh, chăm sóc bản thân khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, cần có những phòng chuyên biệt để phục vụ trẻ đến ngày hành kinh, vì nguồn nước phải đảm bảo an toàn để vệ sinh vùng kín khi đến tháng.
Từ các trường hợp trên, bác sĩ Dung cảnh báo viêm phụ khoa do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc vệ sinh đồ lót tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua và đó chính là nguyên nhân gây bệnh. Theo bác sĩ Dung, nếu vệ sinh đồ lót không sạch sẽ, ngoài nhiễm các vi khuẩn như E.coli, vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus), nấm candida, chị em còn đối mặt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
"Khi những chiếc quần nhỏ không được giặt, khử khuẩn sạch các vi khuẩn, virus như lậu, sùi mào gà có thể lây nhiễm chéo. Đây là những tác nhân nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đôi khi còn gây ảnh hưởng cả hạnh phúc gia đình", bác sĩ nói.
Theo bác sĩ Dung, dù tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo là gì, khi chị em chủ động phòng tránh sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh. Ngoài việc quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh âm đạo thường xuyên thì giặt đồ lót đúng cách cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
Do vậy, bác sĩ Kim Dung khuyên mọi người vệ sinh đồ lót hàng ngày bằng những nước giặt chuyên dụng, việc làm này không chỉ giúp "đánh bay" vết bẩn cứng đầu như cặn nước tiểu, mà còn giúp làm dịu nhẹ làn da, không gây kích ứng cho vùng nhạy cảm. Sau khi vệ sinh đồ lót, phơi khô dưới ánh nắng là tốt nhất, hoặc sấy thật khô trước khi mặc.
Ngoài ra, cần dùng giấy khô thấm mỗi khi đi tiểu xong. Người dùng nên thay chiếc quần nhỏ 6 tháng một lần, hoặc khi có dấu hiệu bị hỏng hay ố vàng quá nhiều, nhất là ở vùng đũng. Nên lựa chọn những loại quần thấm hút mồ hôi và các dịch tiết từ vùng kín giúp khu vực này luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Thế Đan
Unilever ra mắt nước giặt đồ lót chuyên dụng OMO tại các kênh thương mại điện tử. Sản phẩm giúp loại bỏ tới 99% vi khuẩn và nấm ở đồ lót. Hoạt chất làm sạch gốc thực vật, làm sạch hiệu quả vết máu, vệt ố vàng. Độ pH dịu nhẹ được Viện Da liễu Trung ương chứng nhận an toàn cho da. Ngoài ra, nước giặt chuyên dụng có tác dụng khử mùi và lưu hương anh đào tới 24h. Tham khảo thêm tại gian hàng nước giặt đồ lót chuyên dụng OMO chính hãng trên Shopee