Tỷ lệ người mắc đái tháo đường trên toàn quốc hiện là 4,9%, con số này tăng gấp đôi so với thời điểm 10 năm trước. Riêng tại TP HCM, tỷ lệ mắc bệnh là 7,2%, cao hơn nhiều so với mức trung bình. Số bệnh nhân tiểu đường thường tăng đột ngột sau mỗi dịp Tết song song với các biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân là trong dịp này, người mắc đái tháo đường thường có nhiều thay đổi trong sinh hoạt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nên việc điều trị và kiểm soát đường huyết cũng bị ảnh hưởng. Những món ăn hằng ngày được thay thế bằng món truyền thống nhiều năng lượng như bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ động vật và các loại bánh mứt ngọt. Những món ăn chứa nhiều carbohydrate có chỉ số đường huyết cao là tiếng chuông cảnh báo cho biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường như tim mạch, huyết áp cao, suy thận mãn tính hay đột quỵ, hôn mê.
Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, bệnh viện đại học Y dược TP HCM cho biết, có 4 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường: có chế độ ăn uống hợp lý; tăng cường vận động hợp lý; điều trị bằng thuốc; vai trò chủ động quản lý bệnh của bệnh nhân. Trong đó, khi phát hiện người bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường, bác sĩ vẫn khuyến cáo sử dụng những biện pháp không bằng thuốc trước, gồm dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể lực.
Bác sĩ Bình cho biết thêm, khi đã mắc đái tháo đường, người bệnh không được để dinh dưỡng trở thành một vấn đề khiến họ "stress", tức là ăn gì cũng sợ làm tăng, giảm đường huyết, kiêng khem gắt gao. Bệnh nhân phải chủ động tìm hiểu để có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, giúp ổn định đường huyết và đủ chất.
Đồng thời, người mắc đái tháo đường cần quan tâm đến chỉ số GI của thực phẩm (chỉ số phân hủy đường huyết). Chỉ số GI phù hợp giúp không làm tăng Glucose trong máu và cũng không làm hạ Glucose khi xa bữa ăn. Bệnh nhân nên ưu tiên ăn thức ăn thô, không qua chế biến, có thể kết hợp thêm bữa ăn phụ để quản lý dinh dưỡng đái tháo đường tốt hơn. Mọi người không ăn mặn hay nhiều dầu mỡ. Riêng về mỡ, bác sĩ Bình khuyến cáo tổng lượng mỡ ăn vào cơ thể không quan trọng bằng chất lượng của các loại lipid tiêu thụ. Theo bà, chế độ ăn uống của người Việt Nam không thể lên thực đơn như phương Tây, mà cần phải ăn uống phù hợp với phong tục tập quán vốn có của người Việt.
Hiện nay, hội chứng tiền đái tháo đường ngày càng được người dân Việt nam quan tâm. Vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở vai trò của dinh dưỡng. Dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp các chỉ tiêu sinh hóa của người tiền tiểu đường luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng, chậm phát triển thành bệnh. Ngay cả khi mắc tiểu đường, mọi người cũng phải dùng dinh dưỡng để kiểm soát bệnh.
Để giúp quản lý tiền đái tháo đường, không để bệnh diễn biến phức tạp thì bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết lúc no cũng như lúc đói; có lối sống lành mạnh; không được căng thẳng, lo âu; thường xuyên tập thể dục đều đặn, đúng mực. Ngoài dinh dưỡng chế biến tại gia đình, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại dinh dưỡng bổ sung dành riêng cho người tiểu đường để giúp ổn định đường huyết hơn và khoa học hơn.
Glucerna Triple Care của Abbott, Mỹ là dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường, có 3 tác động giúp bình ổn đường huyết (với hệ đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol và Chromium Picolinate), tốt cho hệ tim mạch (giàu MUFA và Omega 3) và kiểm soát cân nặng, vòng eo (chứa Carbonhydrates giải phóng chậm, chất xơ FOS và giàu protein).
Ngọc Bích