![]() |
Hiện có hơn 8.000 lao động Việt Nam đang bỏ trốn ở Đài Loan. |
Đài Loan đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam khẩn cấp tìm và đưa ngay số người bỏ trốn về nước. Nếu việc này được giải quyết tốt thì Đài Loan mới tính tới việc hợp tác tiếp theo. Hiện Việt Nam có 8.000 lao động bỏ trốn ở Đài Loan.
Ông Trào cho biết, ngày mai, Bộ sẽ thông báo chính thức dừng tuyển lao động tại các địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao, đó là Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tây. Với những doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao, Bộ có thể đình chỉ vĩnh viễn, chứ không tạm đình chỉ như thời gian vừa qua.
Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành các biện pháp như: xử lý thân nhân, người bao che, trợ giúp lao động bỏ trốn; nhanh chóng cấp visa cho cán bộ doanh nghiệp sang Đài Loan tìm lao động; rà soát các trung tâm dạy nghề cho lao động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ sẽ hỗ trợ cảnh sát Đài Loan kinh phí để tìm kiếm lao động bỏ trốn, quyết tâm đưa 30% lao động bỏ trốn về nước trong mấy tháng tới.
Theo một số doanh nghiệp, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời còn về lâu dài là phải có chế tài xử lý mạnh. Việt Nam chưa có chế tài xử lý lao động, đây chính là nguyên nhân khiến họ dễ dàng bỏ doanh nghiệp nếu thấy có cơ hội. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động Tralacen, đề xuất lao động bỏ trốn phải về nước trong thời gian từ 3 đến 6 tháng thì được hỗ trợ tiền vé máy bay. Sau 6 tháng mới chịu về thì bị phạt tù. Biện pháp này đã được Trung Quốc và Indonesia áp dụng. Bà Nhàn cho rằng, biện pháp đình chỉ doanh nghiệp xuất khẩu sang Đài Loan không hữu hiệu bởi doanh nghiệp sẽ chuyển sang thị trường khác.
Một số doanh nghiệp thì cho rằng, quy định không cho doanh nghiệp thu phí dịch vụ tại Đài Loan khiến một số đơn vị "bán" quyền thu cho phía môi giới Đài Loan. Người lao động lại cho rằng không còn ràng buộc với phía Việt Nam nên tự phá vỡ hợp đồng để không phải nộp phí dịch vụ.
Đoàn Loan