Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp điện tâm đồ theo dõi tình trạng tim, kết hợp với xét nghiệm máu ở 300 trẻ em độ tuổi từ 9 đến 10. Bên cạnh đó, mỗi trẻ tham gia còn được mặc một bồ quần áo gia tốc - thiết bị có chức năng ghi lại mọi hoạt động trong ngày của các em.
Trẻ lười vận động có nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim, bất kể trọng lượng cơ thể của chúng như thế nào. Ảnh có tính minh họa: Thi Trân. |
Bản báo cáo kết quả theo dõi cuối cùng chỉ ra rằng, trong máu của các trẻ ít vận động có những dấu hiệu về sinh - hóa học cho thấy biểu hiện tiềm ẩn của căn bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu. Kết quả trên được chứng minh đúng với tất cả mọi trường hợp và hoàn toàn không phụ thuộc vào trọng lượng của các em.
"Có một mối tương quan rõ rệt giữa tình trạng lười vận động với các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở trẻ em", nhóm nghiên cứu Thụy Điển kết luận. Đồng thời họ còn đưa ra lời khuyên, mỗi trẻ em nên vận động thể dục hoặc đi bộ 20 phút một ngày sẽ giúp tăng cường hoạt động của cơ tim và hệ tuần hoàn. Không những thế, các bác sĩ còn cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày là hợp lý.
Theo The Sun, nghiên cứu trên một lần nữa cho thấy vai trò của hoạt động thể chất không những quan trọng trong việc chống lại bệnh bệnh béo phì mà còn giúp hạn chế các bệnh về tim mạch ở trẻ.
Trên thực tế, ngày nay trẻ em ở các thành phố lớn thường cha mẹ "úm" rất kỹ, đến trường có người đưa đón, lên lớp, về nhà bằng thang máy, ít chơi những trò vận động mà chỉ dán mắt vào màn hình máy tính, tivi. Vì thế công bố trên của các nhà khoa học Thụy Điển là lời cảnh tỉnh cho một thế hệ thanh thiếu niên lười vận động, vốn là một vấn nạn của các nước có nền kinh tế phát triển.
Thi Trân