Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm sống quí báu, truyền đạt lại cho con cháu đời sau. Những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ, được truyền miệng, ghi chép, truyền dạy cho mọi người. Tùy theo khả năng, điều kiện mà chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận đến kho kiến thức vô tận, không ngừng phát triển và gia tăng theo thời gian và không gian.
Học trò tiếp nhận những bài học từ thầy, cô giáo, ngoài những kiến thức trong trường lớp, các bạn còn có điều kiện đến thư viện, kho sách báo lưu trữ. Các nhân viên đi làm, ngoài học hỏi những kinh nghiệm từ người đi trước, họ còn tự rút ra những bài học sau những lần va vấp, sai lầm trong công việc và cuộc sống.
Ngày nay, dưới sự phát triển vượt bậc của internet và công nghệ thông tin, kho kiến thức trở nên vô tận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn để tiếp cận và học hỏi. Vậy đâu là mô hình bền vững? Như thế nào là mô hình có giá trị lâu dài? Chúng ta cần áp dụng mô hình nào trong việc giáo dục và quản lý công việc?
Từ ngày xưa, ông cha ta, đặc biệt là Việt Nam và các quốc gia lận cận có ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa luôn luôn tuân theo những câu răn dạy của Khổng Tử, Mạnh Tử và những bậc vĩ nhân khác.
Từ những lời răn dạy này, xã hội phong kiến đã có những bước tiến mạnh mẽ, duy trì quyền lực cho các triều đại phong kiến. Đồng thời xây dựng nên những công trình văn hóa vĩ đại qua các thời kỳ như thơ thất ngôn bát cú, Hịch tướng sĩ, các ngôi chùa, lăng tẩm, những bài thơ, câu đối…
Chế độ phong kiến đã được hình thành, phát triển qua hàng ngàn năm và cũng kết thúc vì chính lý do mà nó đã hình thành. Chúng ta không phủ nhận những giá trị to lớn của những lời hay, ý đẹp của vĩ nhân đời trước.
Tuy nhiên ngay khi các đoàn tàu buôn từ phương Tây đến, chúng đã chính thức thông báo nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ phong kiến. Những luồng kiến thức mới, kinh nghiệm mới, bài học mới, sản phảm mới, phương thức thức doanh mới… ngập tràn nhưng các vị vua, quan chức lại không chịu thích ứng, học hỏi.
Họ chỉ khư khư giữ quan niệm cũ nên đã tự làm cho minh trở nên lạc hậu và nhanh chóng tự hủy diệt mình. Giờ đây, những hào quang chói lọi, tàn dư của chế độ phong kiến chỉ còn là quá khứ, của một thời kiêu hãnh. Như vậy, mô hình cai trị được cho là bền vững cũng đã nhanh chóng bị sụp đổ.
Trong các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, lời răn dạy của các bậc tiền bối, cha chú luôn nhận được sự nể trọng của thế hệ trẻ. Những mô hình doanh nghiệp này đã có một thời gian dài phát triển, nhất là trong thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Mô hình này đã có nhiều đóng góp cho đất nước trong giai đoạn khó khăn của lịch sử.
Thế nhưng, khi bước qua thời kỳ kinh tế thị trường, mô hình quản lý trên đã bộc lộ hàng loạt nhược điểm như độc quyền, sản phẩm kém chất lượng, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém… Không phải chúng ta không có khả năng cạnh tranh, mà chính sự quản lý trì trệ, yếu kém đã kéo theo hàng loạt những hệ lụy.
Một số doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước đã gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng họ lại trình bày rằng họ đã làm đúng qui trình, đúng chức trách đã được giao. Dường như họ vô tội với tất cả những hậu quả nặng nề đã xảy ra.
Tôi có một cháu nhỏ. Hàng ngày tôi vẫn hỏi thăm cháu học hành như thế nào. Cháu nói là học rất ngoan, nghe lời cô day, có nhiều điểm tốt. Và rồi một ngày, cô giáo nói với tôi là cháu không tập trung, điểm chính tả không tốt trong khi điểm toán thì rất cao.
Thì ra, bấy lâu nay tôi vần thường xuyên tự hào về kết quả học tập của cháu, về sự thông minh, lanh lẹ của cháu mà không kiểm tra, giám sát đầy đủ. Từ sau sự việc đó, tôi dành nhiều thời gian cho cháu hơn, kiểm tra bài thường xuyên. Nhiều lúc mệt mỏi, tôi vẫn cố gắng ngồi học với cháu.
Nhiều cha mẹ vẫn tự hào về những thành tích học tập của con em mình trong những năm trước mà quên đi việc học hiện tại. Cũng như một số vị lãnh đạo luôn tự hào về những thành tích oai hùng trong quá khứ mà quên đi những rủi ro tiềm ẩn hiện tại.
Tôi thấy nhiều phụ huynh đã phản ứng gay gắt khi nghe những thông tin không hay về con em mình, hành động ấy cũng giống như những vị lãnh đạo chối bỏ trách nhiệm về những sự cố trong quá trình điếu hành, quản lý.
Xã hội ngày càng phát triển, thông tin phổ biến rộng rãi, người giỏi, người tài không thiếu. Thế nhưng những tư tưởng lạc hậu, chậm đổi mới chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt hệ lụy. Họ không thừa nhận yếu kém, không thừa nhận thiếu năng lực, khư khư ôm chiếc ghế và cố gắng níu kéo quyền lực và quyền lợi.
Tôi nghĩ mỗi người nên đánh giá lại chính bản thân mình, không ngừng học hỏi và lắng nghe. Khi nhận một nhiệm vụ mới, hãy xem năng lực có đầy đủ không? Khi sự cố phát sinh, có đủ năng lực xử lý hay không? Nếu hậu quả xảy ra, anh có thể sử dụng tài sản cá nhân để bù đắp hay không? Nếu trả lời được những câu hỏi này thì anh mới có thể đảm trách công việc.
Một khi anh thực sự quan tâm đến hiệu quả công việc, anh sẽ có những phương pháp quản lý phù hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát thực tế. Dĩ nhiên, những báo cáo sẽ không có giá trị 100%. Chính những gì mình nghe, mình thấy mới là thực, chính những phản ứng của khách hàng, đối tượng phục vụ sẽ trả lời
Bộ Y tế đã cho công bố các đường dây nóng để cho mọi người phản ánh và trong một thời gian ngắn đã thu thập được rất nhiều thông tin có giá trị. Riêng tôi, tôi không thấy vui vì những kết quả tốt đẹp đó bởi điều đó đã nói lên sự trì trệ trong quản lý trong một thời gian dài, rất dài. Việc công bố đường dây nóng cũng giống như vá víu một lốp xe đã rách nát, tuy vậy ít ra, vá được chút ít cũng tốt hơn là không vá.
Rõ ràng, không có mô hình quản lý nào bền vững, trường tồn mà chính con người xây dựng nên mô hình kiểm tra và giám sát. Khi xảy ra sự số, lập tức nhận trách nhiệm về mình, nhìn ra thiếu sót thì mới có cơ hội sửa sai, khắc phục. Tôi nghĩ bền vững hay không là do mình.
>> Xem thêm: Để lọt 600 bánh heroin: hải quan nói vô can, hàng không phản ứng.
Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề pháp luật, xã hội tại đây.