Minh Tiến (TP HCM) đăng ký vào Fulbright khi đang theo học năm đầu tiên ở một ngôi trường khác. Em cho biết, đại học là bước đệm mở ra cánh cửa tương lai. Nếu biết cách trau dồi, mỗi sinh viên có thể chạm tới ước mơ, thành công từ sớm. Vì vậy, em không ngại đăng ký một ngành mới hoàn toàn để thử thách bản thân.
Ngoài Tiến, ngày càng nhiều sinh viên xem 4 năm đại học là "thời gian vàng", chú trọng tìm hiểu bản thân muốn gì, cần gì, khám phá thế mạnh, sở thích. Qua đó, họ có thể hiểu mình muốn đi sâu vào ngành học nào, dễ dàng vẽ định hướng nghề nghiệp.
Không ngại thử thách bản thân
Với Tiến và nhiều sinh viên khác, kiến thức nền tảng trên lớp chỉ là "phần thô". Nếu không dùng những nguyên liệu đó tập ứng dụng vào thực tiễn, sẽ dễ bị giậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi so với các bạn khác. Để có thêm nhiều trải nghiệm, không ít người chọn cách học thử, xem bản thân có phù hợp ngành nghề yêu thích hay không.
Tháng 5 năm nay, Tiến vừa tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông, song song với hai ngành phụ là Lịch sử và Nghiên cứu Xã hội. Đến tháng 8, em sẽ đến Mỹ tiếp tục học Thạc sĩ Nghiên cứu Sân khấu và Vũ đạo tại Đại học Hawai'i, Manoa.
Chàng trai 25 tuổi thích khám phá các chủ đề định hướng liên ngành. Trong thời gian theo học tại Fulbright, Tiến thử thách bản thân khi đăng ký những môn học vốn hoàn toàn xa lạ.
Thứ thách với những môn học mới khiến chàng sinh viên ban đầu cảm thấy khó thích nghi, thậm chí áp lực, lo sợ. Trong lĩnh vực không phải thế mạnh, Tiến chỉ có thể nhìn các bạn tự tin phát biểu rõ ràng, rành mạch về kiến thức trên lớp.
Sau thời gian hoang mang, Tiến quyết định cố gắng hết sức lần nữa. Cậu thử nhờ thầy cô hỗ trợ để bắt kịp bài học, tạo nhóm ôn tập với các bạn cùng lớp. Sau 4 năm đại học với nhiều biến động, thách thức, Tiến cho biết thất bại không đáng sợ, chỉ cần bạn biết cách biến nó thành "thất bại huy hoàng nhất".
"Bình tĩnh, tự tin, trải nghiệm cuộc sống theo chính lộ trình bạn đặt ra là cách đối đầu với thất bại, thử thách hiệu quả nhất", Tiến nói. Cũng nhờ tinh thần đó, quãng thời gian đại học có ý nghĩa to lớn với em.
Tự tạo cơ hội công việc
Ngoài thử thách bản thân với những môi trường mới, số khác chọn chủ động tìm kiếm cơ hội thực tập, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tham gia vào các dự án doanh nghiệp là cách hiệu quả để làm dày hồ sơ xin việc, thậm chí tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp.
Lý Minh Tú là một ví dụ. Cô sinh viên 23 tuổi lúc bấy giờ đã thuyết phục hội đồng tuyển dụng Bain & Company nhận mình nhờ các kiến thức học tập tại Fulbright. Ngoài ra, còn có hai công ty lớn khác tranh suất tuyển dụng nhân viên này dù cô còn chưa tốt nghiệp đại học.
Trong buổi phỏng vấn trực tiếp, Tú thuyết phục các giám khảo bằng khả năng phân tích liên ngành từ STEM đến kinh tế, xã hội. Với lượng kiến thức học được từ lớp Nguyên lý Kinh tế (Principle of Economics), Tú biến chúng thành kỹ năng giải quyết vấn đề, đưa ra loạt phương án hiệu quả cao.
Từ thực tập đến nhà khởi nghiệp tương lai
Sau thời gian trải nghiệm cả môi trường học tập và làm việc thực tiễn, nhiều bạn trẻ dần hiểu rõ nhu cầu bản thân. Thậm chí nhiều bạn còn nắm được nhu cầu thị trường, từ đó có các bước chuyển tiếp phù hợp.
Phan Cảnh Minh Phước (24 tuổi, TP HCM) trở thành trưởng nhóm phát triển tính năng cho Zalopay chỉ sau hai năm thực tập tại đội ngũ Phát triển Sản phẩm. Từ chỗ là sinh viên theo học, nay Phước được cùng Tiến sĩ Lê Quân, Giảng viên Cao cấp ngành Kỹ thuật Vị nhân sinh, xây dựng khóa học đầu tiên về phát triển sản phẩm cho Fulbright.
Rời Zalopay, chàng trai 24 tuổi thành công ghi tên vào đội ngũ nhân sự trẻ của Boston Consulting Group (BCG). Nhờ loạt giải pháp chiến lược, Phước được ban tuyển dụng đánh giá cao, vượt qua tỷ lệ cạnh tranh khắc nghiệt để trở thành nhân viên của tập đoàn nổi tiếng toàn cầu về tư vấn chiến lược quản trị.
Phước cho biết giai đoạn thực tập tại Zalopay là bước đệm vững chắc để sau đó đạt nhiều dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp. Cậu có được cơ hội này nhờ mối quan hệ chiến lược giữa Fulbright và tập đoàn VNG. Trong thời gian thực tập, em được làm việc trực tiếp cùng các quản lý cấp cao, học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm đắt giá. Đây là thứ vốn không thể có được nếu chỉ dành trọn 4 năm đại học trên ghế nhà trường.
Chỉ sau hơn một năm làm việc, Phước trở thành trưởng nhóm phát triển tính năng - một trong những trưởng nhóm nhỏ tuổi nhất tập đoàn. Em cho biết khóa học tại Fulbright tạo ra chương trình giáo dục phù hợp với những đổi mới của xã hội. Ngoài ra, bộ phận phát triển sản phẩm còn khá non trẻ trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Sự "khát" nhân lực của các công ty công nghệ lớn trong nước đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực này tăng trưởng, mở ra nhiều cơ hội ứng tuyển cho sinh viên.
"Fulbright đã rất nhạy bén khi bắt kịp xu thế bằng cách đưa khóa học này vào chương trình giảng dạy hàng năm, nhờ đó tôi có thêm cơ hội phát triển bản thân, bứt phá khả năng của mình", Minh Phước nói.
Á Hiên
Tại Fulbright, sinh viên được khuyến khích phát triển toàn diện thông qua việc chấp nhận sự khác biệt, xây dựng mối quan hệ, khám phá đam mê mới, tham gia vào văn hóa khởi nghiệp và phát triển ý tưởng trong không gian sáng tạo.
Tìm hiểu trải nghiệm Đại học Fulbright Việt Nam tại đây.