Hàng trăm người cầm các biểu ngữ đòi quân đội bỏ tình trạng thiết quân luật, chấm dứt lệnh giới nghiêm và tổ chức bầu cử dân chủ. Ảnh: AFP
Hàng trăm người cầm các biểu ngữ đòi quân đội bỏ tình trạng thiết quân luật, chấm dứt lệnh giới nghiêm và tổ chức bầu cử dân chủ. Ảnh: AFP
Một nhà hoạt động nằm giữa đường phố với biểu ngữ phản đối quân đội, bất chấp cảnh sát vây quanh.
Dù các cuộc đảo chính quân sự đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử Thái Lan, những người biểu tình vẫn lo ngại rằng Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha, người đang tạm thời giữ chức thủ tướng, lần này sẽ không từ bỏ quyền lực. Ông Chan-ocha tuyên bố đảo chính là cần thiết để "sớm đưa tình hình trở lại bình thường". Ảnh: Reuters
Một nhà hoạt động nằm giữa đường phố với biểu ngữ phản đối quân đội, bất chấp cảnh sát vây quanh.
Dù các cuộc đảo chính quân sự đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử Thái Lan, những người biểu tình vẫn lo ngại rằng Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha, người đang tạm thời giữ chức thủ tướng, lần này sẽ không từ bỏ quyền lực. Ông Chan-ocha tuyên bố đảo chính là cần thiết để "sớm đưa tình hình trở lại bình thường". Ảnh: Reuters
Người biểu tình hét vào mặt các binh sĩ đang được triển khai dày đặc trên đường phố Bangkok. Các cuộc biểu tình hiện vẫn duy trì ở quy mô nhỏ và tương đối hòa bình. Ảnh: Reuters
Người biểu tình hét vào mặt các binh sĩ đang được triển khai dày đặc trên đường phố Bangkok. Các cuộc biểu tình hiện vẫn duy trì ở quy mô nhỏ và tương đối hòa bình. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ được bạn bè dẫn đi sau khi la ó và đối đầu với các binh sĩ ở trung tâm Bangkok. Ảnh: AFP
Một cô gái cầm nến và dán miệng bằng mảnh giấy trắng có dòng chữ "Không đảo chính 2014". Ảnh: Reuters
Một cô gái cầm nến và dán miệng bằng mảnh giấy trắng có dòng chữ "Không đảo chính 2014". Ảnh: Reuters
Các binh sĩ được triển khai tại nhiều giao lộ chính ở Bangkok nhằm đảm bảo việc thực thi lệnh giới nghiêm từ 22h đến 5h hàng ngày. Họ dùng loa để khống chế các nhóm tụ tập biểu tình. Ảnh: Reuters
Các binh sĩ được triển khai tại nhiều giao lộ chính ở Bangkok nhằm đảm bảo việc thực thi lệnh giới nghiêm từ 22h đến 5h hàng ngày. Họ dùng loa để khống chế các nhóm tụ tập biểu tình. Ảnh: Reuters
Một số vụ ẩu đả đã xảy ra nhưng không có ai bị thương. Ít nhất hai nhà hoạt động đã bị quân đội tạm giữ. Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người đã trị vì qua nhiều cuộc đảo chính quân sự, hiện chưa bình luận gì về tình trạng hiện tại. Ảnh: Reuters
Một số vụ ẩu đả đã xảy ra nhưng không có ai bị thương. Ít nhất hai nhà hoạt động đã bị quân đội tạm giữ. Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người đã trị vì qua nhiều cuộc đảo chính quân sự, hiện chưa bình luận gì về tình trạng hiện tại. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, lệnh thiết quân luật nhận được sự ủng hộ của lực lượng áo vàng. Đông đảo những người thuộc phe này tập trung trước trụ sở quân đội và tặng hoa cho các binh sĩ. Ảnh: AFP
Trong khi đó, lệnh thiết quân luật nhận được sự ủng hộ của lực lượng áo vàng. Đông đảo những người thuộc phe này tập trung trước trụ sở quân đội và tặng hoa cho các binh sĩ. Ảnh: AFP
Nhiều người vây quanh quân nhân trên đường phố và chụp ảnh cùng. Ảnh: AP
Phe áo vàng cũng bắt đầu dọn dẹp tư trang rời khỏi các trại biểu tình và lên các phương tiện để trở về nhà sau nhiều tháng liền cắm chốt trên đường phố Bangkok. Một quan chức, người có cuộc gặp với tướng Prayuth, cho hay một cuộc bầu cử sẽ được tổ chức nhưng thời gian cụ thể chưa được xác định. Ảnh: AFP
Phe áo vàng cũng bắt đầu dọn dẹp tư trang rời khỏi các trại biểu tình và lên các phương tiện để trở về nhà sau nhiều tháng liền cắm chốt trên đường phố Bangkok. Một quan chức, người có cuộc gặp với tướng Prayuth, cho hay một cuộc bầu cử sẽ được tổ chức nhưng thời gian cụ thể chưa được xác định. Ảnh: AFP
Anh Ngọc