Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn nhộn nhịp gói bánh chưng. Năm nào cũng vào dịp này, gia đình chúng tôi lại quây quần gói bánh, cực nhưng mà vui, vì hiếm khi sum họp đông đủ gia đình", anh Đào Xuân Lợi (đường C1, quận Tân Bình) nói.
Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn nhộn nhịp gói bánh chưng. Năm nào cũng vào dịp này, gia đình chúng tôi lại quây quần gói bánh, cực nhưng mà vui, vì hiếm khi sum họp đông đủ gia đình", anh Đào Xuân Lợi (đường C1, quận Tân Bình) nói.
"Năm nay nhà làm 48 cái để ăn cũng như biếu họ hàng", anh Lợi hào hứng cho biết thêm.
Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên chọn hẻm ngay trước nhà để làm nơi luộc bánh chưng, bánh tét khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường. "Mọi người cứ thay phiên nhau ra vun củi, châm nước", chị Hoàng Mai (28 tuổi, hẻm đường Cộng Hòa) cho biết.
Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên chọn hẻm ngay trước nhà để làm nơi luộc bánh chưng, bánh tét khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường. "Mọi người cứ thay phiên nhau ra vun củi, châm nước", chị Hoàng Mai (28 tuổi, hẻm đường Cộng Hòa) cho biết.
Trên đường Hoàng Sa, cả gia đình ông Giang Thìn cùng nhau quây quần nói chuyện cũng như trông nồi bánh.
Trên đường Hoàng Sa, cả gia đình ông Giang Thìn cùng nhau quây quần nói chuyện cũng như trông nồi bánh.
Gần 22h, chị Lê Thị Mến (32 tuổi, đường Nguyễn Quang Bích) vừa trông bánh tranh thủ nướng cho con gái mấy củ khoai lang.
Gần 22h, chị Lê Thị Mến (32 tuổi, đường Nguyễn Quang Bích) vừa trông bánh tranh thủ nướng cho con gái mấy củ khoai lang.
Khoảng 2h sáng, gia đình chị Mai (đường Hoàng Hoa Thám) thay phiên nhau trông và châm nước cho nồi bánh.
Khoảng 2h sáng, gia đình chị Mai (đường Hoàng Hoa Thám) thay phiên nhau trông và châm nước cho nồi bánh.
Bánh được cho vào nồi cho đến khi đầy hẳn, cạnh bên là nồi nước nóng để châm thêm. "Tôi vừa gói ăn và để bán nên nấu từ 20 Tết lận", chị Mai cho biết.
Bánh được cho vào nồi cho đến khi đầy hẳn, cạnh bên là nồi nước nóng để châm thêm. "Tôi vừa gói ăn và để bán nên nấu từ 20 Tết lận", chị Mai cho biết.
Có gia đình ít người nên chỉ gói vài bánh chưng. "Năm nay nhà tôi gói đúng 6 cái mà chắc cũng ăn không hết. Thay vì mua thì ráng nấu bánh cho có không khí Tết", chị Hà (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) chia sẻ.
Có gia đình ít người nên chỉ gói vài bánh chưng. "Năm nay nhà tôi gói đúng 6 cái mà chắc cũng ăn không hết. Thay vì mua thì ráng nấu bánh cho có không khí Tết", chị Hà (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) chia sẻ.
"Nấu bánh chưng, bánh tét vào dịp xuân về là truyền thống của gia đình tôi từ hơn chục năm nay. Không hẳn vì tiết kiệm chi phí mua bánh, mà nó còn là thú vui", anh Trương Văn Thông (49 tuổi, quận 3) tâm sự.
"Nấu bánh chưng, bánh tét vào dịp xuân về là truyền thống của gia đình tôi từ hơn chục năm nay. Không hẳn vì tiết kiệm chi phí mua bánh, mà nó còn là thú vui", anh Trương Văn Thông (49 tuổi, quận 3) tâm sự.
Còn ông Chinh (đường Nguyễn Quang Bích, quận Tân Bình) cho biết, năm nào gia đình ông cũng đứng ra nấu bánh chung cho cả xóm. "Năm nay tôi nấu 90 cái, là ba nhà gộp chung với nhau gói. Không khí Tết chính là những ngày này", ông nói.
Còn ông Chinh (đường Nguyễn Quang Bích, quận Tân Bình) cho biết, năm nào gia đình ông cũng đứng ra nấu bánh chung cho cả xóm. "Năm nay tôi nấu 90 cái, là ba nhà gộp chung với nhau gói. Không khí Tết chính là những ngày này", ông nói.
Đúng 0h, ông Chinh bắt đầu vớt bánh chưng. Cô cháu gái vẫn ráng thức xem ông vớt bánh.
Rọi đèn pin để vớt bánh lúc 1h sáng trên đường Hoàng Sa. "Đêm Sài Gòn cận Tết, tiết trời lành lạnh, những nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút bốc khói, bốc hơi thơm phức càng khiến hương vị Tết của thành phố trở lên đậm đà", anh Hải nói.
Rọi đèn pin để vớt bánh lúc 1h sáng trên đường Hoàng Sa. "Đêm Sài Gòn cận Tết, tiết trời lành lạnh, những nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút bốc khói, bốc hơi thơm phức càng khiến hương vị Tết của thành phố trở lên đậm đà", anh Hải nói.
Bánh chưng được xếp ngay ngắn, chờ nguội rồi lèn chặt cho thêm phần dẻo ngon.
Quỳnh Trần