Con đường đang thi công từ thị trấn Sapa vào xã Nậm Sài quanh năm bùn đất trơn trượt, một bên là núi, một bên là vực. Nậm Sài, cách Sapa hơn 30km đường đèo dốc khúc khuỷu, tập trung rất đông người dân tộc Phù Lá sinh sống. Một góc thôn Nậm Sang thuộc xã Nậm Sài - thôn 100% người dân tộc Phù Lá. Hầu hết nhà trong thôn là nhà phên vách vầu hoặc nứa, khá sơ sài. Người lớn làm lụng, trẻ nhỏ chơi đùa trên con đường giữa thôn trong ngày Sapa lạnh 1 độ C. Người Phù Lá còn có tên gọi khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang. Ông Hồ Nụ Phệ, 57 tuổi, đang ngồi trong căn nhà của mình tại thôn Nậm Sang. Làm bí thư chi bộ thôn đã 10 năm, ông Phệ vẫn ở trong căn nhà phên vách vầu theo thói quen chung của người dân nơi đây, Phên vách vầu (một loại cây tương tự cây tre, có nhiều trên núi) của người Phù Lá. Cây vầu rất cứng nên khi đan phên sẽ tạo ra những lỗ hổng lớn, gió lạnh có thể dễ dàng luồn qua. Anh em, gia đình sưởi ấm bên bếp lửa trong nhà. Những ngày này, Sapa rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống đến -1 độ C. Cậu bé người Phù Lá với áo khoác ránh bươm. Nhà cửa sơ sài, người dân nơi đây phải chịu đựng gió lạnh bất kể ngày hay đêm, ở bên ngoài hay ở bên trong nhà. Đàn ngựa của người trong thôn đang ăn cỏ ngoài đồng. Đợt mưa tuyết vừa rồi, thôn Nậm Sang chưa có hiện tượng gia súc chết vì lạnh. Tuy nhiên, nguồn thu quan trọng của người dân là thảo quả trên núi có thể sẽ không còn vì bị tuyết phủ nhiều ngày. Trẻ em Phù Lá chơi trò trượt xe kút-kit trong giá lạnh. Bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, trẻ em trong thôn vẫn mặc quần áo sơ sài, vô tư đùa nghịch. Gương mặt của cậu bé nhiều chỗ bị nẻ trong những ngày Sapa rét đậm. Vàng Ha Khá đang nằm trên gác căn nhà phần giáp mái không hề che chắn. Bữa rượu của người Phù Lá trong nhà tranh vách vầu. Người Phù Lá ở Nậm Sang, kể cả người già, rất hay uống rượu. Thời gian này mới qua vụ gặt nên người dân không lo thiếu gạo. Nhưng nhiều gia đình vẫn lâm cảnh thiếu ăn khi đến mùa giáp hạt từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Quý Đoàn