Một phụ nữ Palestine khóc khi nghe tin Arafat. |
Vì vậy, vài giờ trước buổi họp báo của các quan chức Palestine tại Paris khẳng định ông vẫn còn sống, nhiều người Palestine thực sự nghĩ ông đã ra đi.
Cư dân Ramallah vội vàng trở về nhà để ăn tối trong tháng lễ Ramadan và dành cả buổi để nghĩ về vị chủ tịch đã lãnh đạo người Palestine suốt từ thập kỷ 1960. Không phải vì họ không tin là ông Arafat đã chết - mỗi bản tin vội lại có vẻ đáng tin cậy hơn trước, mà họ lo lắng cho nhân vật đã ở sâu trong tâm trí nhiều người.
Tuy nhiên, không phải tất cả dân Palestine đều quan tâm đến sức khoẻ của Arafat. "Có thể ông ấy đã qua đời mà cũng có thể không", một người lái taxi nói. "Ngay cả vua cũng có ngày băng hà ... vì thế ông Arafat sẽ không là một ngoại lệ".
Báo chí Israel đưa tin Chủ tịch Arafat qua đời vào Laylat al-Qadr (đêm thứ 26 hoặc 27 trong tháng Ramadan - tức đêm qua hoặc đêm nay, khi kinh Koran lần đầu tiên được đưa ra). "Như mọi khi, người Do Thái biết tất cả mọi chuyện. Còn chúng tôi chẳng biết gì về tình hình Palestine cả", anh này nói.
Theo truyền thống Hồi giáo, Laylat al-Qadr là một đêm tốt nếu ai đó qua đời vì Cánh cửa Thiên đàng mở ra cho tất cả các linh hồn.
"Chúng tôi thực sự mong Arafat sẽ trở về, sống với người dân và đảm nhiệm vai trò chính trị", Ala Din Koran, sinh viên ĐH Bir Zeit, cho biết. "Tuy nhiên, chúng ta không thể rối trí trước những gì xảy ra với nhà lãnh đạo mà quên đi vấn đề thực sự. Đó là cuộc chiếm đóng của Israel".
Một số người Palestine đã nghĩ đến tương lai hậu Arafat với sự lo lắng. "Mọi người đang chờ xem những gì sẽ xảy ra", Rasha Muslih, sinh viên ĐH Bir Zeit, nói. "Chúng tôi không chắc ai sẽ thay thế nhà lãnh đạo và chúng tôi lo người Do Thái sẽ lợi dụng tình hình".
Hải Hạnh (theo BBC)