Người Nhật không sáng tạo ra sushi cá hồi Người Nhật thường dùng cá hồi để nướng và làm kirimi (món cá khô muối nhạt). Mọi chuyện thay đổi từ những năm 1980 khi Na Uy thực hiện dự án Project Japan nhằm xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương vào Nhật Bản. Thành công lớn nhất của dự án là thuyết phục người Nhật dùng cá hồi sống làm sushi truyền thống, tạo nên phiên bản mới cho món ăn nổi tiếng khắp thế giới như ngày nay. Ảnh: Huffington Post. Không nên trộn wasabi với nước tương hay xin thêm nước chấm Đầu bếp luôn để riêng wasabi và nước tương. Nếu trộn lẫn hai loại gia vị này, thực khách không chỉ phá hỏng kết cấu của từng loại mà còn làm giảm hương vị đặc trưng của chúng. Thực khách nên nêm một chút wasabi lên miếng thịt trên sushi hoặc sashimi rồi chấm phần thịt xuống đĩa nước tương. Hơn nữa, mọi nguyên liệu của món ăn đã được tính toán rất kỹ lưỡng, việc xin thêm nước chấm đồng nghĩa với việc thực khách đánh giá thấp tay nghề của đầu bếp. Ảnh: Marriot Traveler. Gừng bào không phải đồ ăn kèm Đây là món thực khách dùng nhầm nhiều nhất khi họ thường đặt một lát gừng ăn kèm sushi hoặc sashimi, tuy nhiên vị gừng nồng sẽ phá hỏng món ăn. Gừng bào thực chất là một đồ ăn tẩy vị, giúp thực khách cân bằng vị giác khi thưởng thức nhiều loại sushi và sashimi cùng lúc. Ảnh: Jay. Đừng rưới nước tương hay chan canh lên cơm trắng Người Nhật chỉ ăn cơm với thức ăn để cảm nhận sự kết hợp hài hòa của nó với những món ăn khác. Nhiều thực khách thường lầm tưởng súp miso được ăn kèm với cơm trắng, nhưng người Nhật coi cơm chan canh là đồ ăn cho mèo. Ảnh: Burpple. Để lại vỏ rỗng vào bánh canh Nhiều thực khách thường để vỏ ngao, vỏ sò hay vỏ ốc vào nắp bát hoặc đặt vào đĩa riêng, song thực chất đây là hành động khiếm nhã. Khi ăn xong phần thịt, thực khách cần để lại vỏ rỗng vào trong chiếc bát nhà bếp phục vụ lúc đầu. Ảnh: Food52. Đừng cắn thức ăn thành những miếng nhỏ Người Nhật coi hành động cắn đôi miếng thức ăn và để lại một nửa trên đĩa là bất lịch sự. Thực khách nên cố gắng ăn mọi thứ trong một miếng, tránh dùng răng xé nhỏ đồ ăn và nên che miệng khi nhai những phần thức ăn lớn. Ảnh: Huffington Post. Xem thêm: Quan niệm sai lầm thường thấy về món sushi5 biến thể phổ biến của món sushi Phạm Huyền