Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, rộng 10 ha, gồm 40 nhà sàn, nhà sinh hoạt cộng đồng, điểm trường. Khu này được khánh thành ngày 22/12/2024, hơn ba tháng sau trận lũ quét rạng sáng 10/9 khiến 60 người thiệt mạng, 7 người mất tích, 33 hộ dân bị vùi lấp.
Theo trưởng thôn Hoàng Văn Diệp, 33 hộ dân đã nhận nhà, 7 nhà còn trống do 4 hộ sau rà soát "mất người nhưng còn nhà" nên không đủ điều kiện nhận suất tái định cư và 3 hộ không còn ai nên thân nhân xin không nhận. Hiện Làng Nủ có 175 hộ dân với hơn 700 nhân khẩu.
Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, rộng 10 ha, gồm 40 nhà sàn, nhà sinh hoạt cộng đồng, điểm trường. Khu này được khánh thành ngày 22/12/2024, hơn ba tháng sau trận lũ quét rạng sáng 10/9 khiến 60 người thiệt mạng, 7 người mất tích, 33 hộ dân bị vùi lấp.
Theo trưởng thôn Hoàng Văn Diệp, 33 hộ dân đã nhận nhà, 7 nhà còn trống do 4 hộ sau rà soát "mất người nhưng còn nhà" nên không đủ điều kiện nhận suất tái định cư và 3 hộ không còn ai nên thân nhân xin không nhận. Hiện Làng Nủ có 175 hộ dân với hơn 700 nhân khẩu.
Không khí những ngày giáp Tết Ất Tỵ trầm lắng hơn năm trước. Các gia đình phần lớn neo người bởi mất thân nhân trong trận lũ quét, con cái đi học, làm ăn xa, có hộ chỉ 1-2 người ở. Một số ngôi nhà đã bàn giao nhưng cửa đóng then cài do chủ hộ hoặc đang ở với người thân để chăm sóc sức khỏe, khuây khỏe tinh thần sau thảm họa lũ quét, hoặc đi làm xa.
"Tết năm nay có nhiều khác biệt, không sôi nổi như mọi năm bởi nhiều gia đình mất người thân, khu tái định cư nằm tách biệt với các cụm dân cư còn lại của làng", ông Diệp nói, nhưng tin rằng "được sự động viên của nhân dân cả nước, bà con Làng Nủ sẽ gắn kết và sớm vươn lên".
Không khí những ngày giáp Tết Ất Tỵ trầm lắng hơn năm trước. Các gia đình phần lớn neo người bởi mất thân nhân trong trận lũ quét, con cái đi học, làm ăn xa, có hộ chỉ 1-2 người ở. Một số ngôi nhà đã bàn giao nhưng cửa đóng then cài do chủ hộ hoặc đang ở với người thân để chăm sóc sức khỏe, khuây khỏe tinh thần sau thảm họa lũ quét, hoặc đi làm xa.
"Tết năm nay có nhiều khác biệt, không sôi nổi như mọi năm bởi nhiều gia đình mất người thân, khu tái định cư nằm tách biệt với các cụm dân cư còn lại của làng", ông Diệp nói, nhưng tin rằng "được sự động viên của nhân dân cả nước, bà con Làng Nủ sẽ gắn kết và sớm vươn lên".
Nhà sinh hoạt cộng đồng rộng 300 m2 nằm ở trung tâm khu tái định cư là nơi tập trung phổ biến việc làng xã cho 165 hộ dân, sau khi nhà văn hóa cũ gần hiện trường sạt lở được chuyển thành khu lưu niệm. Trước Tết, bà con tập trung nhận quà, nhu yếu phẩm của một số đoàn thiện nguyện trao tặng.
Nhà sinh hoạt cộng đồng rộng 300 m2 nằm ở trung tâm khu tái định cư là nơi tập trung phổ biến việc làng xã cho 165 hộ dân, sau khi nhà văn hóa cũ gần hiện trường sạt lở được chuyển thành khu lưu niệm. Trước Tết, bà con tập trung nhận quà, nhu yếu phẩm của một số đoàn thiện nguyện trao tặng.
Trên đầu người dân Làng Nủ vẫn chít vành khăn tang được nhuộm chàm. Người Tày theo phong tục 20 ngày sau tang lễ sẽ thay khăn tang trắng bằng khăn nhuộm chàm xanh, ngày Tết không đến nhà người khác, chỉ thăm hỏi trong họ hàng.
Trên đầu người dân Làng Nủ vẫn chít vành khăn tang được nhuộm chàm. Người Tày theo phong tục 20 ngày sau tang lễ sẽ thay khăn tang trắng bằng khăn nhuộm chàm xanh, ngày Tết không đến nhà người khác, chỉ thăm hỏi trong họ hàng.
Trận bóng chiều cuối năm của những cậu bé Làng Nủ. Trẻ con thích tụ tập ra khu tái định cư do sân chơi rộng, có thể đá bóng, đá cầu. Những bãi đất ở làng cũ thường hẹp.
Trận bóng chiều cuối năm của những cậu bé Làng Nủ. Trẻ con thích tụ tập ra khu tái định cư do sân chơi rộng, có thể đá bóng, đá cầu. Những bãi đất ở làng cũ thường hẹp.
Trẻ mầm non chơi trước điểm trường mới xây trên khu tái định cư, nơi tập trung hai lớp tiểu học và hai lớp mầm non. Học sinh cấp hai thường bán trú ngoài trung tâm xã Phúc Khánh, lên bậc phổ thông ra thị trấn Bảo Yên cách nhà gần 20 km.
Trẻ mầm non chơi trước điểm trường mới xây trên khu tái định cư, nơi tập trung hai lớp tiểu học và hai lớp mầm non. Học sinh cấp hai thường bán trú ngoài trung tâm xã Phúc Khánh, lên bậc phổ thông ra thị trấn Bảo Yên cách nhà gần 20 km.
Ngoài nhà sàn rộng gần trăm mét vuông với công trình nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh riêng biệt, các gia đình có thêm khoảnh vườn trồng rau, hai bên hông nhà trồng hoa. Ngày đông hanh khô, ông Nguyễn Tiến An liên tục tưới nước cho vườn cải bắp, su hào, cải canh, các loại rau thơm để kịp ăn Tết. Cụ ông nhớ mảnh vườn cũ mỗi mùa trồng các loại rau ăn không hết, còn mang chia cho hàng xóm.
Chuyển về khu tái định cư, nhà sát nhau nhưng ít đồng niên vì các hộ đều neo người, ông lão gần 70 tuổi, lãng tai, nhiều lúc buồn chân tay nên luôn tìm việc vặt để làm. Trên đồi cao gió lớn, ông An căng bạt dựng mảnh lều nhỏ phía sau nhà để đốt củi sưởi cho ấm bởi bếp mới đun bằng gas. "Người Tày quen bếp củi sưởi mùa đông rồi, người già không chịu được lạnh", ông giải thích về phong tục quê hương mình.
Ngoài nhà sàn rộng gần trăm mét vuông với công trình nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh riêng biệt, các gia đình có thêm khoảnh vườn trồng rau, hai bên hông nhà trồng hoa. Ngày đông hanh khô, ông Nguyễn Tiến An liên tục tưới nước cho vườn cải bắp, su hào, cải canh, các loại rau thơm để kịp ăn Tết. Cụ ông nhớ mảnh vườn cũ mỗi mùa trồng các loại rau ăn không hết, còn mang chia cho hàng xóm.
Chuyển về khu tái định cư, nhà sát nhau nhưng ít đồng niên vì các hộ đều neo người, ông lão gần 70 tuổi, lãng tai, nhiều lúc buồn chân tay nên luôn tìm việc vặt để làm. Trên đồi cao gió lớn, ông An căng bạt dựng mảnh lều nhỏ phía sau nhà để đốt củi sưởi cho ấm bởi bếp mới đun bằng gas. "Người Tày quen bếp củi sưởi mùa đông rồi, người già không chịu được lạnh", ông giải thích về phong tục quê hương mình.
Chị Hoàng Thị Bóng ở một mình trong nhà sàn mới đợi con cái đi làm xa về đoàn viên. Chiều cuối năm, chị sắp mâm ngũ quả, bánh kẹo thắp hương cúng gia tiên. Di ảnh chồng vẫn để một góc bởi người Tày có lệ qua giỗ đầu mới được đưa lên bàn thờ.
"Tết này nửa vui nửa buồn, có nhà cao cửa rộng nhưng người lại không còn nữa", người vợ vẫn khóc khi nhắc đến chồng, nói nhiều năm có lẽ mới nguôi ngoai được. Chị Bóng tập hợp ảnh gia đình cùng hình ngôi nhà cũ rồi lồng vào khung kính làm kỷ niệm.
Chị Hoàng Thị Bóng ở một mình trong nhà sàn mới đợi con cái đi làm xa về đoàn viên. Chiều cuối năm, chị sắp mâm ngũ quả, bánh kẹo thắp hương cúng gia tiên. Di ảnh chồng vẫn để một góc bởi người Tày có lệ qua giỗ đầu mới được đưa lên bàn thờ.
"Tết này nửa vui nửa buồn, có nhà cao cửa rộng nhưng người lại không còn nữa", người vợ vẫn khóc khi nhắc đến chồng, nói nhiều năm có lẽ mới nguôi ngoai được. Chị Bóng tập hợp ảnh gia đình cùng hình ngôi nhà cũ rồi lồng vào khung kính làm kỷ niệm.
Chị Hoàng Thị Cảnh cùng hai con trai thoát nạn nhưng đã mất chồng trong trận lũ quét. Trước Tết một tuần, chị không mua sắm gì nhiều ngoài chuẩn bị gạo để gói chục bánh chưng gù cúng gia tiên và mang lên mộ chồng. Bằng giờ những năm trước, chị thường lên rừng già hái lá dong, tìm măng, đi mua đào quất để trang trí nhà cửa.
Chị Hoàng Thị Cảnh cùng hai con trai thoát nạn nhưng đã mất chồng trong trận lũ quét. Trước Tết một tuần, chị không mua sắm gì nhiều ngoài chuẩn bị gạo để gói chục bánh chưng gù cúng gia tiên và mang lên mộ chồng. Bằng giờ những năm trước, chị thường lên rừng già hái lá dong, tìm măng, đi mua đào quất để trang trí nhà cửa.
Hai mẹ con bên mâm cơm những ngày giáp Tết với rau cải luộc, cá rán và một bát thức ăn cũ, không khác ngày thường. Con trai đầu đang học phổ thông ngoài thị trấn Bảo Yên, cuối tuần mới về nhà. Mọi dự định về sinh kế, tương lai của ba mẹ con, chị Cảnh đều gác lại ra giêng mới tính.
Hai mẹ con bên mâm cơm những ngày giáp Tết với rau cải luộc, cá rán và một bát thức ăn cũ, không khác ngày thường. Con trai đầu đang học phổ thông ngoài thị trấn Bảo Yên, cuối tuần mới về nhà. Mọi dự định về sinh kế, tương lai của ba mẹ con, chị Cảnh đều gác lại ra giêng mới tính.
Ở nơi từng là hiện trường cách khu tại định cư 3 km, nhà bia dựng lên ven suối để tưởng niệm đồng bào gặp nạn. Nhà bia dần trở thành điểm tâm linh của cả làng vào ngày rằm, đầu tháng âm lịch, người dân mỗi khi có dịp ngang qua đều dừng chân thắp hương vái vọng.
Ở nơi từng là hiện trường cách khu tại định cư 3 km, nhà bia dựng lên ven suối để tưởng niệm đồng bào gặp nạn. Nhà bia dần trở thành điểm tâm linh của cả làng vào ngày rằm, đầu tháng âm lịch, người dân mỗi khi có dịp ngang qua đều dừng chân thắp hương vái vọng.
Nhà văn hóa thôn Làng Nủ được chuyển đổi công năng thành khu lưu niệm trưng bày ảnh ngôi làng trước, trong và sau trận lũ quét. Thảo - hướng dẫn viên cũng là người sinh ra tại làng, giới thiệu cho các đoàn khách về văn hóa, lối sống, canh tác của vùng đất yên bình trước tai họa. Ngôi làng người Tày định cư lâu đời trong thung lũng dưới chân núi Voi, một năm cấy cày hai vụ lúa, trồng ngô, sắn, quế.
Nhà văn hóa thôn Làng Nủ được chuyển đổi công năng thành khu lưu niệm trưng bày ảnh ngôi làng trước, trong và sau trận lũ quét. Thảo - hướng dẫn viên cũng là người sinh ra tại làng, giới thiệu cho các đoàn khách về văn hóa, lối sống, canh tác của vùng đất yên bình trước tai họa. Ngôi làng người Tày định cư lâu đời trong thung lũng dưới chân núi Voi, một năm cấy cày hai vụ lúa, trồng ngô, sắn, quế.
Người dân đi thăm ruộng rau cải được trồng trên lòng suối - nơi từng là cánh đồng lúa bị đất đá vùi sâu hơn chục mét. Vài tháng trước, cán bộ nông nghiệp huyện mang cây giống, phân về hỗ trợ bà con trồng cấy song cây lớn chậm hoặc lụi dần vì ruộng toàn đất đá, đánh luống lên gặp nhiều sắt thép. Nhiều hộ ở các cụm dân cư cũ đối diện nỗi lo sinh kế khi đồi nương sạt lở, ruộng trồng lúa bị vùi lấp sâu.
Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp nói tạm yên tâm về chỗ an cư mới cho những hộ mất nhà nhưng vẫn canh cánh về sinh kế của các gia đình còn lại. Hướng xử lý là báo cáo cấp thẩm quyền tìm phương án như san gạt tạo mặt bằng khu vực bị vùi lấp. Vị trí nào không làm ruộng được nữa thì trồng cây ăn quả hoặc cây lâu năm, làm hồ ao nhỏ để nuôi cá. Về lâu dài vẫn phải khôi phục dòng suối để lấy nước tưới tiêu, làm ruộng, song cần nạo vét đất đá, khơi sâu dòng chảy, làm kè an toàn trước mùa mưa lũ.
Người dân đi thăm ruộng rau cải được trồng trên lòng suối - nơi từng là cánh đồng lúa bị đất đá vùi sâu hơn chục mét. Vài tháng trước, cán bộ nông nghiệp huyện mang cây giống, phân về hỗ trợ bà con trồng cấy song cây lớn chậm hoặc lụi dần vì ruộng toàn đất đá, đánh luống lên gặp nhiều sắt thép. Nhiều hộ ở các cụm dân cư cũ đối diện nỗi lo sinh kế khi đồi nương sạt lở, ruộng trồng lúa bị vùi lấp sâu.
Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp nói tạm yên tâm về chỗ an cư mới cho những hộ mất nhà nhưng vẫn canh cánh về sinh kế của các gia đình còn lại. Hướng xử lý là báo cáo cấp thẩm quyền tìm phương án như san gạt tạo mặt bằng khu vực bị vùi lấp. Vị trí nào không làm ruộng được nữa thì trồng cây ăn quả hoặc cây lâu năm, làm hồ ao nhỏ để nuôi cá. Về lâu dài vẫn phải khôi phục dòng suối để lấy nước tưới tiêu, làm ruộng, song cần nạo vét đất đá, khơi sâu dòng chảy, làm kè an toàn trước mùa mưa lũ.
Không khí Làng Nủ những ngày cận Tết Ất Tỵ. Video: Hoàng Phưowng - Phạm Chiểu
Hoàng Phương - Phạm Chiểu