-
19h40
Hội thảo ‘Đón đầu xu hướng ngành truyền thông đa phương tiện’ bắt đầu vào lúc 19h30. Chương trình đang phát trên Fanpage chính thức của VnExpress và Swinburne Việt Nam - Đào tạo đại học tại Việt Nam lấy bằng Australia. Swinburne cũng chính là trường tài trợ cho các quán quân vô định chương trình đường lên đỉnh Olympia trong suốt 20 năm qua. Chương trình có sự góp mặt của 3 vị khách mời là chuyên gia trong các lĩnh vực học thuật, đào tạo và thực hành trong ngành media trong nước:
- Tiến sĩ Hoàng Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam, cựu nhà báo, nguyên Giám đốc điều hành tập đoàn FPT.
- Ông Tuấn Hà - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinalink, công ty chuyên tư vấn và đào tạo truyền thông số. Ông là là một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành truyền thông số tại Việt Nam với 20 năm kinh nghiệm.
- Tiến sĩ Phạm Bình Dương, cựu du học sinh Swinburne tại Australia và tốt nghiệp ngành truyền thông, hiện tham gia đào tạo cho Swinburne Việt Nam.
-
19h45
Media trong thời đại số
Trước câu hỏi ngành Media là gì? Anh Hoàng Hà cho biết, media là các phương tiện truyền thông, xuất hiện lâu đời, từ thế kỷ 17. Xuất hiện đầu tiên với ngành báo chí: radio, tivi. Bây giờ thời đại số hóa, có sự ứng dụng media, ngành phát triển rất nhiều. Hiện nay có khái niệm truyền thông và truyền thông xã hội. Anh Hoàng Hà cho biết, truyền thông là truyền thông tin, truyền thông xã hội là truyền thông giữa các cá nhân trong xã hội, trở thành truyền thông chính, tiêu biểu là Facebook.
Với góc độ chuyên gia trong ngành, anh Tuấn Hà định nghĩa về ngành media là các sử dụng phương tiện sao cho tối ưu việc tuyền tải thông điệp.
Anh Tuấn Hà cũng cho biết truyền thông được tiếp cận nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, Internet ra đời, truyền thông là tương tác hai chiều, mỗi người đều là một kênh truyền thông.
Hơn nữa, big data là cơ sở dữ liệu truyền thông lớn, giúp các đơn vị truyền thông tối ưu hóa thông điệp truyền tải, phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu.
Đồng thời, là một chuyên gia về truyền thông số, anhTuấn Hà cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo còn có thể đo được mức độ uy tín của từng đối tượng, dự đoán hành vi trong tương lai. Không chỉ trong ngành dịch vụ, một số quốc gia đã sử dụng công cụ này để phân tích người dân để quản lý hành vi, hạn chế các hành động xấu trong xã hội.
Đặc biệt, ông tin rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin 4.0, mạng xã hội hay các nền tảng ảo khác sẽ được quản lý chặt chẽ, thông minh hơn và không còn tình trạng 'fake news' như hiện nay.
-
19h55
Trả lời câu hỏi công nghệ đã thay đổi như thế nào, TS Dương cho biết, công nghệ thay đổi rất nhiều, tóm tắt trong:
- Giáo dục truyền thông, cách đây 3 năm, các trường báo chí theo hình thức truyền thống. Ngày nay, trường đào tạo đã nhấn hơn đến thông tin, kiến thức đa ngành. Sinh viên báo chí học không chỉ học đạo đức nhà báo, lao động nhà báo mà còn học về thiết kế, báo chí đa phương tiện. Những người dạy cũng phải nắm được kiến thức: PR, marketing, truyền thông đa phương tiện. Chúng ta xây dựng những phần mềm, check những thông tin ảo.
- Sự thay đổi của truyền thông trong tương lai. Điều này ảnh hưởng đến việc làm báo, các tờ tạp chí nước ngoài ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất tin, báo chí rất nhiều.
-
20h00
Chia sẻ về ứng dụng của công nghệ trong media, anh Hoàng Hà nhận định trong tương lai, công nghệ có thể biến ngành truyền thông không chỉ là sự giao tiếp giữa người với người, mà còn là máy với người như chatbot hay thậm chí là máy với máy.
Không cần sự điều khiển của con người, công nghệ có thể tìm hiểu hành vi, gắn kết con người. Chính vì điều này, truyền thông số có thể phát triển như hiện nay.
Trước câu hỏi trong tương lai có những ngành nghề nào có thể bị biến mất khi công nghệ ra đời. Anh Hoàng Hà cho biết, một số nghề vứt đi, một số nghề phát triển ra. Báo chí nếu vẫn làm theo truyền thống thì khó phát triển. Hiện, ngành quảng cáo số, Facebook chiếm tỷ lệ lớn.
Nhà báo phải trở thành nhà báo số, biết làm báo chí đa phương tiện. Một số ngành sẽ được phát triển như Blogger, KOL, thiết kế... ngành an ninh trên mạng xã hội, các ngành này đang hình thành, có triển vọng phát triển trong tương lai.
-
20h05
Theo Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Vinalink, truyền thông Việt Nam đang có thay đổi với nhiều ngành nghề mới. Trước đây, truyền thông bó hẹp với báo chí nhưng hiện nay, người làm truyền thông có thể làm việc trong nhiều vị trí như chăm sóc mạng xã hội, content marketing, chăm sóc khách hàng, chạy quảng cáo Facebook... Tuy nhiên, những nghề này luôn trong tình trạng thiếu nhân sự vì nội dung trên mạng xã hội cần thay đổi phù hợp cho từng nền tảng nên người làm truyền thông cần không ngừng biến đổi, sáng tạo để thu hút công chúng. Hơn hết, thu nhập của người làm truyền thông khá cao, từ 7 đến hơn 40 triệu đồng.
-
20h07
Báo chí trong thời đại chuyển đổi số
Chia sẻ về kỹ năng cần thiết của báo chí trong thời đại 4.0, Tiến sĩ Phạm Bình Dương cho rằng, người làm truyền thông yên tâm không sợ thiếu công việc. Theo thống kê tháng 1/2019, dân số Việt Nam tiệm cận 97 triệu với 142 triệu số thuê bao di động, số lượng người tham gia kích hoạt mạng xã hội tăng hơn 10%, với thị trường lớn thế và như thông tin anh Tuấn Hà cung cấp trước bối cảnh như vậy, thì người làm truyền thông "không trượt vào đâu được" - không lo thiếu việc làm.
Tuy nhiên, cũng theo anh Bình Dương, báo chí hiện nay quan trọng nhất vẫn là thay đổi và thực tế, bởi mức độ phát triển của công nghệ thay đổi quá nhanh, chúng ta lại tiếp cận internet khá chậm so với thế giới, mãi đến những năm 2000 Việt Nam mới có những trang báo đầu tiên, tuy nhiên chỉ sau hai thập kỷ đã khá bùng nổ và giờ phát triển nhanh chóng.
"Sự thay đổi trong báo chí có thể nói ở hai từ là tính đa nhiệm (người làm truyền thông hiện không cần ekip mà chỉ cần một người có thể thực hiện đa nhiệm).
Dự báo về tương lai của báo chí, Tiến sĩ Phạm Bình Dương nhận định, có thể vẫn là internet, người làm truyền hình hiện cũng đang nỗ lực truyền tải trên internet, các kênh truyền hình lớn trên thế giới như Netflix, K+ cũng luôn muốn phát triển thị phần trên mạng, mảng đang phát triển hiện nay.
-
20h12
Người làm Media cần đam mê, tinh thần học hỏi cao
Anh Hoàng Hà cho biết, hiện, ngành rất đa dạng, có hoa hậu, người mẫu, cũng có những người làm công nghệ thông tin, họ không xinh đẹp nhưng chỉn chu, giỏi nghiệp vụ. Có thể nói, ngành nghề đa dạng đối tượng tham gia, không chỉ dành cho người có ngoại hình. Theo anh Hà, để làm nghề này phải có sự đam mê, liên tục học hỏi cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đánh giá về chất lượng hoạt động trong ngành media hiện nay, anh Tuấn Hà cho biết truyền thông hiện nay được phân chia thành nhiều mảng mạng xã hội, PR, xử lý khủng hoảng..., len lỏi trong nhiều ngành nghề nên có nhiều bất cập. Cụ thể, mass media có sự mâu thuẫn giữa báo chí, người cung cấp thông tin chính thống, và các tổ chức truyển tải thông tin giả. Vì lượng người tiếp cận tin giả lớn, mang lại lợi nhuận cao nên hành vi phát tán xấu này ngày càng khó kiểm soát.
Vì điều này, nhưng người làm thông tin chính thống, các doanh nghiệp truyền thông đáng tin cậy bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng các thông tin giả được truyền tải nhanh.
Tuy nhiên, đây cũng là điều thúc đẩy các doanh nghiệp theo đuổi truyền thông chính thống, tiếp cận tìm hiểu khách hàng, chú trọng trải nghiệm dịch vụ tốt...
-
20h20
Sinh viên ngành truyền thông năng động
Anh Tuấn Hà chia sẻ, đặc điểm của sinh viên truyền thông là nhanh nhẹn, họ thường bán hàng online. Thậm chí, các em được săn đón từ trước đó rồi. Bản thân tôi biết sinh viên truyền thông vủa các trường, thấy các em rất giỏi, năng động. Bản thân tôi thấy, khi ra trường các em đã đáp ứng đến 70%.
-
20h24
Nhận được câu hỏi về chất lượng nhân lực trong ngành truyền thông hiện nay, Giám đốc Swinburne Việt Nam cho biết, các bạn trẻ hiện nay thích ứng rất nhanh và sẵn sàng học những kỹ năng mới, thậm chí có khi chưa học trong trường đã biết. Thực tế, hiện nay lớp học truyền thông số đang nở rộ nhưng chưa được đào tạo bài bản nên đang theo kiểu phải làm hai tay thì các bạn mới làm một tay, hy vọng khi các bạn được đào tạo bài bản ở một môi trường chuyên nghiệp về truyền thông, các bạn sẽ làm tốt hơn bằng cả hai tay, thậm chí một người có thể làm việc thay cho ba người, đáp ứng đa nhiệm.
-
20h28
Theo anh Dương, điểm yếu của người tham gia làm truyền thông là nhận định bản thân chưa đúng. Vì vậy, mỗi người nên có cái nhìn thực tế, khiêm tốn, không ngừng trau dồi kiến thức. Làm việc trong tổ chức tiếp xúc và tài trợ cho nhiều thí sinh xuất sắc của Đường lên đỉnh Olympia, anh tin rằng trong tương lai, truyền thông việt nam sẽ phát triển hơn.
Và để làm truyền thông hiệu quả, các bạn trẻ không chỉ cần trau dồi kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên cần học thêm ngoại ngữ (ít nhất 2 ngôn ngữ) bởi mỗi doanh nghiệp có một triết lý riêng.