Ngày Tết ông Táo (23 tháng Chạp), cộng đồng người Hoa ở TP HCM tất bật sắm đồ cúng tại chợ Thiếc, quận 11. Tại góc đường Trần Quý - Phó Cơ Điều, gần chục năm nay vào dịp này ông Lê Thanh Tùng (áo trắng) lại nhập mía từ Cần Thơ lên bán. "Bình thường tôi bán bánh mì nhưng dịp Tết buôn mía lời hơn. Năm nay sợ dịch sẽ ế nên chỉ nhập 300 cây chứ trước toàn cả nghìn cây", ông Tùng nói.
Theo quan niệm của người Hoa, cây mía với nhiều khúc tượng trưng cho những bậc thang khi ông Táo leo lên về trời. Ngoài ra, mía còn dùng trong ngày cúng vía Trời (mùng 9 tháng Giêng).
Ngày Tết ông Táo (23 tháng Chạp), cộng đồng người Hoa ở TP HCM tất bật sắm đồ cúng tại chợ Thiếc, quận 11. Tại góc đường Trần Quý - Phó Cơ Điều, gần chục năm nay vào dịp này ông Lê Thanh Tùng (áo trắng) lại nhập mía từ Cần Thơ lên bán. "Bình thường tôi bán bánh mì nhưng dịp Tết buôn mía lời hơn. Năm nay sợ dịch sẽ ế nên chỉ nhập 300 cây chứ trước toàn cả nghìn cây", ông Tùng nói.
Theo quan niệm của người Hoa, cây mía với nhiều khúc tượng trưng cho những bậc thang khi ông Táo leo lên về trời. Ngoài ra, mía còn dùng trong ngày cúng vía Trời (mùng 9 tháng Giêng).
Trên đường Trần Quý, bà Từ Mỹ Thu (bên trái) cùng cháu ôm 3 cặp mía về nhà. "Năm nào, tôi cũng mua chừng này cho cả gia đình. Với người Hoa thì cúng Táo quân không thể thiếu cây mía", bà nói.
Loại để cúng ông Táo là giống mía Tây, có giá 20.000 đồng mỗi cây. Người mua thường chọn những cây to thẳng, còn nguyên lá và các mấu đều nhau "để ông Táo nhanh về trời".
Trên đường Trần Quý, bà Từ Mỹ Thu (bên trái) cùng cháu ôm 3 cặp mía về nhà. "Năm nào, tôi cũng mua chừng này cho cả gia đình. Với người Hoa thì cúng Táo quân không thể thiếu cây mía", bà nói.
Loại để cúng ông Táo là giống mía Tây, có giá 20.000 đồng mỗi cây. Người mua thường chọn những cây to thẳng, còn nguyên lá và các mấu đều nhau "để ông Táo nhanh về trời".
Ở chợ Thiếc còn bán nhiều vàng mã, hoa và các loại bánh cúng Táo quân và lễ Tết của người Hoa. "Ở đây chủ yếu bán bánh tổ, phát tài, kẹo thèo lèo, đường cục hình búp sen hay con vật... nhộn nhịp nhất vào dịp Tết", chị Tôn Mỹ Phụng nói, trong lúc chọn hàng cho khách.
Ở chợ Thiếc còn bán nhiều vàng mã, hoa và các loại bánh cúng Táo quân và lễ Tết của người Hoa. "Ở đây chủ yếu bán bánh tổ, phát tài, kẹo thèo lèo, đường cục hình búp sen hay con vật... nhộn nhịp nhất vào dịp Tết", chị Tôn Mỹ Phụng nói, trong lúc chọn hàng cho khách.
Ngoài kẹo thèo lèo như lễ cúng của người miền Nam, người Hoa còn không thể thiếu bánh Tổ (còn gọi là Niao Gao). Theo quan niệm, loại bánh làm từ gạo nếp vừa dẻo vừa ngọt khiến ông Táo bị "dính chặt miệng", không thể bẩm báo những "điều xấu" với Ngọc Hoàng. Giá bán khoảng 20.000 đồng một cái.
Ngoài kẹo thèo lèo như lễ cúng của người miền Nam, người Hoa còn không thể thiếu bánh Tổ (còn gọi là Niao Gao). Theo quan niệm, loại bánh làm từ gạo nếp vừa dẻo vừa ngọt khiến ông Táo bị "dính chặt miệng", không thể bẩm báo những "điều xấu" với Ngọc Hoàng. Giá bán khoảng 20.000 đồng một cái.
Một số cửa hàng ở chợ Thiếc còn làm bánh Tổ hình cá chép, giá 180.000 đồng. "Người Hoa không cúng cá chép đưa Táo quân về trời nhưng gần đây cửa hàng tôi làm thêm bánh hình cá cho phong phú, thể hiện sự giao thoa văn hóa", bà Tăng Ngũ Mụi, chủ cửa hàng giải thích.
Một số cửa hàng ở chợ Thiếc còn làm bánh Tổ hình cá chép, giá 180.000 đồng. "Người Hoa không cúng cá chép đưa Táo quân về trời nhưng gần đây cửa hàng tôi làm thêm bánh hình cá cho phong phú, thể hiện sự giao thoa văn hóa", bà Tăng Ngũ Mụi, chủ cửa hàng giải thích.
Bà Lý Thu Phụng (áo xanh) mua cặp bánh đường hình búp sen để chưng bàn thờ cúng. Bà cho biết, phải cúng nhiều đồ ngọt để ông Táo vui vẻ, chỉ "nói ngọt" những điều dễ nghe với Ngọc Hoàng.
Bà Lý Thu Phụng (áo xanh) mua cặp bánh đường hình búp sen để chưng bàn thờ cúng. Bà cho biết, phải cúng nhiều đồ ngọt để ông Táo vui vẻ, chỉ "nói ngọt" những điều dễ nghe với Ngọc Hoàng.
Ở sạp bán đồ vàng mã, người dân chọn mua bộ giấy tiền vàng bạc, đặc biệt phải có một loại đồ mã gọi là "cò bay ngựa chạy". Sau khi cúng xong, nhang vừa tàn, mọi người đốt mớ giấy này khấn vái, mong Táo quân nhanh chóng về trời để trình tấu những điều tốt lành.
Ở sạp bán đồ vàng mã, người dân chọn mua bộ giấy tiền vàng bạc, đặc biệt phải có một loại đồ mã gọi là "cò bay ngựa chạy". Sau khi cúng xong, nhang vừa tàn, mọi người đốt mớ giấy này khấn vái, mong Táo quân nhanh chóng về trời để trình tấu những điều tốt lành.
Góc bếp nhà anh Trịnh Dũ Cường (37 tuổi) trên đường Phù Đổng Thiên Vương (quận 5) bày biện xong gian thờ cúng Táo quân theo phong tục người Hoa. Anh làm lễ cúng trong khung từ 7 đến 9h, vì đây là khoảng thời gian "phi mã", ông Táo sẽ về trời nhanh nhất trong ngày. "Tôi tạ ơn ông Táo đã quán xuyến nhà mình trong cả năm qua và mong gia đình may mắn, sức khoẻ, tiền trong năm mới", anh nói.
Góc bếp nhà anh Trịnh Dũ Cường (37 tuổi) trên đường Phù Đổng Thiên Vương (quận 5) bày biện xong gian thờ cúng Táo quân theo phong tục người Hoa. Anh làm lễ cúng trong khung từ 7 đến 9h, vì đây là khoảng thời gian "phi mã", ông Táo sẽ về trời nhanh nhất trong ngày. "Tôi tạ ơn ông Táo đã quán xuyến nhà mình trong cả năm qua và mong gia đình may mắn, sức khoẻ, tiền trong năm mới", anh nói.
Trên mặt bếp, mâm cúng gồm cặp mía, vàng mã, bánh bông lan, bánh Tổ, trái cây... Theo anh Cường, tùy từng gia đình sẽ có thêm đĩa thịt heo quay.
Trên mặt bếp, mâm cúng gồm cặp mía, vàng mã, bánh bông lan, bánh Tổ, trái cây... Theo anh Cường, tùy từng gia đình sẽ có thêm đĩa thịt heo quay.
Sau khi nhang cháy qua nửa cây, anh Cường mang vàng mã ra đốt trước ban công nhà.
Quỳnh Trần