Lãnh đạo Đà Nẵng vừa ký văn bản đưa nội dung tiếng ồn vào đánh giá gia đình văn hóa. Trên VnExpress, nhiều độc giả đưa ra các bình luận trái chiều.
Không ít độc giả nghi ngờ rằng, biện pháp xử lý này còn quá nhẹ, và không đủ sức răn đe, dẹp nạn ô nhiễm tiếng ồn.
Gây tiếng ồn thì phải xử lý bằng pháp luật, họ đã là những người vô văn hoá rồi thì coi trọng gì cái danh hiệu "gia đình văn hóa".
Buồn là những kẻ gây ra tiếng ồn vô tổ chức lại là những kẻ chẳng cần quan tâm đến văn hoá hay ý thức cộng đồng. Danh hiệu "gia đình văn hoá" có cấp hay không họ đâu cần quan tâm.
Tôi thấy danh hiệu "gia đình văn hóa" không có tác dụng gì. Nếu mỗi năm được thưởng tiền, hay ưu tiên về hành chính thì còn xem được.
Đề nghị đã phát giấy công nhận gia đình văn hóa thì những gia đình còn lại phát giấy "gia đình không văn hóa".
Gia đình văn hoá để làm gì? Có những người được công nhận là gia đình văn hoá mà bản chất là vô văn hoá. Vậy trách nhiệm của người cấp có bị gì không?
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề xuất những hình thức xử phạt mạnh tay hơn với những người hát karaoke gây ồn ào, ảnh hưởng đến người xung quanh:
Trong xã hội ngày nay, "gia đình văn hóa" có lợi gì đâu? Thay vì thế, nên có những hình phạt dân sự thích đáng hơn được cấu thành luật pháp, không chỉ ở Đà Nẵng mà trên khắp cả nước. Cần biện pháp răn đe những "con sâu" thích làm phiền hàng xóm. Theo tôi nó tương đương với tội tra tấn tinh thần.
Nên đưa những gia đình trong khu dân cư chuyên hát karaoke với âm thanh lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vào danh sách những điểm đen gây mất an ninh trật tự để theo dõi, xử lý.
Phải đưa vào tiêu chí thi đua của tổ dân phố và cả của công an phường thì mới dẹp được tệ nạn này. Nếu Đà Nẵng làm được thì nhân rộng lên cả nước, góp phần đảm bảo chất lượng đời sống và nâng cao ý thức của người dân. Phải có chế tài tịch thu công cụ làm ồn và lập biên bản xử phạt mới được, chứ chỉ nhắc nhở thì họ còn mở lớn hơn nữa, không ai nghe bạn nói gì đâu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.