Tôi thấy không ít người hâm mộ bóng đá Việt Nam nhận định trận đấu một cách rất cảm tính. Trước trận mọi người nghĩ Iran sẽ dễ dàng vượt qua Nhật Bản. Bóng đá đâu phải là phép tính toán cộng trừ.
Nhật Bản là nền bóng đá hàng đầu châu lục, thường xuyên dự World Cup. Lối đá của Nhật Bản được xây dựng và định hình trong một thời gian dài. Họ có nhiều cầu thủ giỏi thi đấu ở châu Âu và có nhiều kinh nghiệm ở đấu trường lớn.
Trong một trận đấu loại trực tiếp, tùy theo đối thủ của mình mà HLV Nhật Bản xây dựng chiến thuật phù hợp nhất. Ở trận gặp Ả rập xê út, Nhật Bản sẵn sàng nhường thế trận. Với đối thủ có kỹ thuật, lối chơi chuyền bóng ngắn tốt, nhưng lại thường xuyên tấn công trung lộ và không sút xa, Nhật Bản triển khai lối đá phòng ngự phản công.
Ở trận gặp Việt Nam, Nhật Bản mạnh hơn nhiều nên đội bạn sẵn sàng đá tấn công. Đến trận gặp Iran tại sao Nhật Bản đá tấn công phủ đầu? Việc cầm nhiều bóng hơn là do Iran đá bóng dài, còn Nhật đá bóng ngắn, các cầu thủ giữ bóng tốt. Nhật Bản hiểu rằng đá phòng ngự trước Iran rất dễ thủng lưới.
Nhật Bản là đội bóng đẳng cấp châu lục, có đầy đủ phẩm chất để đánh bại bất kỳ đối thủ nào ở châu Á. Một số người cho rằng Nhật Bản không bung hết sức ở trận Việt Nam là sai lầm.
Trận đá loại trực tiếp không một thứ gì có thể chắc chắn. Khi Nhật Bản mới đang dẫn một bàn thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nếu Nhật bị kéo vào hiệp phụ là điều Nhật không mong muốn, rất tốn thể lực, xui đá pen thì sao?
Bóng đá không thể nói trước được, cũng giống như việc Hàn Quốc thắng Đức tại World Cup vừa rồi, hay U23 Việt Nam thắng U23 Iraq, Qatar. Nên mỗi trận loại trực tiếp thì các đội đều đá hết sức, trừ khi cầu thủ chủ quan hoặc thắng cách biệt rồi họ mới điều phối trận đấu lại để giữ sức mà thôi.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.