Tại Hà Nội, những ngày qua, người dân khắp nơi tìm đến khu đê Ngọc Lâm, quận Long Biên xếp hàng xuống mép sông Hồng thả cá chép.
Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày thường nên nhiều gia đình tranh thủ cúng và thả cá chép từ trước.
Tại Hà Nội, những ngày qua, người dân khắp nơi tìm đến khu đê Ngọc Lâm, quận Long Biên xếp hàng xuống mép sông Hồng thả cá chép.
Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày thường nên nhiều gia đình tranh thủ cúng và thả cá chép từ trước.
Các phường của quận Tây Hồ tuyên truyền cho người dân không thả cá và tro xuống hồ. Cá sẽ được đưa chung vào một xô lớn, sau đó công an phường chở ra sông Hồng để thả.
Các phường của quận Tây Hồ tuyên truyền cho người dân không thả cá và tro xuống hồ. Cá sẽ được đưa chung vào một xô lớn, sau đó công an phường chở ra sông Hồng để thả.
Cá chép dâng cúng Táo quân thường là cá chép vàng, vừa có màu sắc đẹp mang ý nghĩa hoàng kim, thuận tiện để thực hiện nghi lễ. Trong sự tích Táo quân, ba con cá chép sẽ đưa các vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ (còn gọi là vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc) chầu trời.
Cá chép dâng cúng Táo quân thường là cá chép vàng, vừa có màu sắc đẹp mang ý nghĩa hoàng kim, thuận tiện để thực hiện nghi lễ. Trong sự tích Táo quân, ba con cá chép sẽ đưa các vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ (còn gọi là vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc) chầu trời.
Ngoài thả cá chép phóng sinh, nhiều người dân còn thả ốc, lươn, chạch bên bờ sông Hồng.
Hàng năm, trên cầu, dưới chân cầu và dọc đoạn sông Hồng luôn có tình nguyện từ khắp nơi hỗ trợ người dân thu gom những đồ thờ cúng như ban thờ, chân hương, bát hương, túi nylon. Nhiều tấm biển treo khắp nơi để tuyên truyền đến người dân đi thả cá chép và bảo vệ môi trường.
Hàng năm, trên cầu, dưới chân cầu và dọc đoạn sông Hồng luôn có tình nguyện từ khắp nơi hỗ trợ người dân thu gom những đồ thờ cúng như ban thờ, chân hương, bát hương, túi nylon. Nhiều tấm biển treo khắp nơi để tuyên truyền đến người dân đi thả cá chép và bảo vệ môi trường.
Người dân thả cá chép ngày 23 tháng Chạp. Video: Huy Mạnh - Tuấn Việt - Mai Anh
Tại TP HCM, chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh là khu vực thường được người dân lui tới để thả cá, phóng sinh, nhất là những dịp rằm và mùng 1 âm lịch. Người làm lễ cúng trước khi thả cá.
Tại TP HCM, chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh là khu vực thường được người dân lui tới để thả cá, phóng sinh, nhất là những dịp rằm và mùng 1 âm lịch. Người làm lễ cúng trước khi thả cá.
Chùa gần bờ sông và có bậc tam cấp để lên xuống nên rất tiện phóng sinh cá. Từ sáng sớm, trời mát mẻ, nhiều người dân mang cá chép ra thả trong ngày đưa ông Táo về trời.
Chùa gần bờ sông và có bậc tam cấp để lên xuống nên rất tiện phóng sinh cá. Từ sáng sớm, trời mát mẻ, nhiều người dân mang cá chép ra thả trong ngày đưa ông Táo về trời.
Ngoài cá chép, nhiều người mua thêm các loại trê, rô phi, ba ba, rùa... để kết hợp cúng và thả.
Năm nay, khu vực gần chùa không còn nạn quây vợt, chích điện bắt cá chép phóng sinh như mọi năm.
Bà Liên Oanh mua hơn chục kg cá và thuê thuyền ra giữa sông để thả. Bà cho biết ra giữa dòng cá sẽ bơi vào vùng nước sâu, dễ sống hơn.
Bà Liên Oanh mua hơn chục kg cá và thuê thuyền ra giữa sông để thả. Bà cho biết ra giữa dòng cá sẽ bơi vào vùng nước sâu, dễ sống hơn.
Giang Huy - Quỳnh Trần